Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Những thủ phạm gây tổn thọ cho lốp xe

Có thể nói nổ lốp xe là chuyện xảy ra mọi lúc mọi nơi bởi nhiều nguyên nhân nhưng lốp thường xuyên bị nổ nhất là vào mùa hè, khoảng thời gian từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 10. Di chuyển vào thời điểm mà nhiệt độ bên ngoài cũng như mặt đường rất cao cộng với việc quãng đường xa, vận tốc lớn và tải nặng hơn thì lốp xe có thể nổ bất kì lúc nào.

Có rất nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan khiến lốp xe bạn bị nổ, nhưng dưới đây là những nguyên nhân thường thấy nhất.

 Các nguyên nhân hàng đầu có thể gây nổ lốp, xuống hơi:

Lốp non

Lốp non là nguyên nhân đơn giản nhất khiến lốp nhanh hỏng. Khi lốp được bơm với áp suất không thích hợp thì các thành phần của lốp như thép, cao su và các hợp chất khác phải co dãn, đàn hồi vượt xa sức chịu đựng của chúng. Lặp lại quá trình này nhiều lần sẽ khiến lốp xe giảm tuổi thọ.

Những thông tin về áp suất hơi, độ căng của lốp xe thích hợp với xe của bạn được đăng tải trên trang chủ của nhà sản xuất xe bạn đang sử dụng, hãy kiểm tra để biết thêm và chăm sóc bộ lốp của mình thật đúng cách. Nếu bạn có một chuyến đi dài với một chiếc lốp quá non, hãy nhanh chóng đưa xe ra hãng để các kỹ thuật viên chuyên nghiệp kiểm tra những hư hại của lốp. Nếu áp suất hơi trong lốp dưới 20 psi, bạn nên đưa lốp đi “khám” ngay. Một người yêu xe và có trách nhiệm với chiếc xe của mình nên thường xuyên lưu ý đến vấn đề này.

Chở quá tải

Chở quá trọng tải cũng gây ra những hư hại nghiêm trọng với lốp xe. Bạn có thể chất đầy hàng hóa lên thùng chiếc bán tải của mình không có nghĩa là lốp xe có thể chịu được trọng lượng của số hàng hóa đó, đặc biệt là nếu lốp xe bị non.

Để biết rõ về khối lượng hàng hóa mà lốp xe có thể chịu đựng được, bạn có thể đọc thông tin này ở một thông báo nhỏ dán ở cửa xe bên người lái (thông tin về áp suất hơi của lốp cũng có ở đây). Với những người chuyên chở hàng nặng thì nên tăng áp suất lên “mức tải trọng đa”, thông số về áp suất của mức này được in trên thành lốp.

Ổ gà cũng là một nguyên nhân khiến lốp xe của bạn hư hại, đặc biệt là đối với loại lốp thành mỏng ngày nay. Lao vào ổ gà, gờ vỉa hè hoặc đi vào các cung đường xấu sẽ khiến lớp đệm bên trong lốp bị nén và bó chặt. Trong trường hợp va chạm quá mạnh có thể khiến lốp bị rách và nổ ngay lập tức hoặc để lại di chứng, biến lốp xe của bạn thành một “quả bom nổ chậm”.

“Bom nổ chậm”

Nissan Eporo - Robot ứng dụng công nghệ cho xe hơi

"Theo các quy định hiện hành, xe phải chạy đúng làn và dừng lại khi đèn tín hiệu giao thông bật lên. Khi xe tự động di chuyển, chúng ta sẽ không cần đến làn đường và đèn tín hiệu giao thông nữa", ông Futami cho biết thêm.

Mục đích ra đời của robot Nissan Eporo nhắm đến dòng xe tương lai, cụ thể là công nghệ tránh va chạm cho ôtô.

Hình dáng và hành vi của các loài động vật tự nhiên thường trở thành cảm hứng sáng tạo cho các nhà nghiên cứu cũng như kỹ sư. Đội ngũ nhân viên của hãng Nissan cũng dựa vào nguồn cảm hứng đó để tạo ra loại robot mang tên Eporo.

Theo hãng Nissan, họ đã phát triển một phương tiện di chuyển trong tương lai dựa trên cảm hứng từ loài bọ cánh cứng và cá. "Hành vi của các loài động vật đã giúp nhóm kỹ sư của chúng tôi hiểu cách tương tác giữa những chiếc xe hơi sao cho an toàn và tiết kiệm nhiên liệu hơn", ông Toru Futami, giám đốc công nghệ tiên tiến và nghiên cứu của hãng Nissan, phát biểu.

Mục đích ra đời của robot Nissan Eporo nhắm đến dòng xe tương lai. Cụ thể, Nissan muốn nghiên cứu và phát triển công nghệ tránh va chạm cho xe bằng cách tìm hiểu hành vi của loài cá.

Họ đã tạo ra 6 con robot Eporo mới được ứng dụng công nghệ LRF (Laser Range Finder, nghĩa là dò tìm khoảng laser) và nhiều hệ thống tiên tiến khác. Ngoài ra, Nissan Eporo còn lấy cảm hứng từ loài bọ cánh cứng với đôi mắt có thể nhìn 300 độ.

6 con robot sẽ "giao tiếp" với nhau để phát hiện vị trí và tránh va chạm. Quá trình giao tiếp sẽ cho phép chúng đi cạnh nhau hoặc một mình như loài cá.

"Loài cá có 3 nguyên tắc cơ bản, đó là không đi quá xa, quá gần và đụng vào nhau. Học tập từ loài cá, xe hơi sẽ không cần làn đường để di chuyển nữa. Thay vào đó, chúng có thể chạy gần sát với nhau mà không va chạm. Nếu ôtô trở thành một đàn cá, sẽ có nhiều xe cùng di chuyển trên một con đường hơn. Điều này giúp giảm tắc nghẽn giao thông", ông Futami giải thích.

LRF có thể phát hiện các chướng ngại vật trong 180 độ phía trước và khoảng cách 2 mét. Trước khi phát triển Eporo, hãng Nissan cùng Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Tiên tiến của trường Đại học Tokyo đã tạo ra một loại robot khác mang tên Biometric Car Robot Drive hay BR23C. Đây là loại robot có thể tránh va chạm như loài ong.

Cách ngồi ở trong xe hơi để không bị đau lưng

Rất nhiều người sợ ngồi trong xe hơi trên quãng đường dài vì bị ám ảnh với cảm giác đau lưng. Tuy nhiên, nếu biết ngồi đúng cách, bạn sẽ tránh được tình trạng lưng đau ê ẩm để tận hưởng toàn bộ chuyến đi. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể để bạn ngồi trong xe hơi lâu mà không bị đau lưng.

Nghe có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế, không phải ai cũng biết cách ngồi trong xe để thật thoải mái trên những quãng đường dài.

Bước 1: Không ngồi sụp xuống

Nếu ngồi sụp xuống ghế xe hơi, bạn có thể sẽ tự làm đau bản thân. Kiểu ngồi sụp xuống sẽ tạo áp lực lên lưng của bạn khi phải ở trong xe suốt một thời gian dài.

Bước 2: Đưa hông vào xe trước khi ngồi xuống

Hãy đảm bảo hông là bộ phận đầu tiên trên cơ thể được đưa vào xe trước khi bạn ngồi xuống ghế. Làm như vậy, bạn sẽ ngồi bằng xương đùi thay vì xương cụt.

Bước 3: Tạo lớp đệm bổ sung cho lưng

Bạn có thể sử dụng một chiếc chăn mỏng, áo T-shirt hoặc bất kỳ miếng vải mềm nào đó để tạo lớp đệm bổ sung cho lưng của mình. Đặt lớp đệm vào khu vực trên của cột sống, ở khoảng giữa lồng ngực.

Bạn nên gập lớp đệm dày, mỏng tùy theo ghế của xe. Do đó, trước khi đặt lớp đệm ra sau lưng, hãy thử vài lần để tìm ra độ dày phù hợp nhất.

Đầu tiên, thử đặt một lớp đệm mỏng sau lưng. Nếu không thấy thoải mái, hãy giảm bớt độ dày của lớp đệm.

Khi làm như thế, bạn sẽ tạo ra vị trí ngồi tự nhiên. Nếu cảm thấy thư giãn ở cổ, vai và phần dưới lưng, bạn đã chuẩn bị lớp đệm thành công.

Bước 4: Cuộn lớp đệm

Hãy cuộn lớp đệm sao cho ôm trọn lấy xương chậu của bạn. Đừng làm gì để thay đổi vị trí của lớp đệm. Cuối cùng, việc bạn cần làm chỉ là tựa một cách thoải mái.

Bước 5: Chỉnh lại ghế ngồi

Đẩy ghế lên phía trước hoặc về đằng sau một chút nếu cần sao cho thoải mái với chân bạn nhất. Khoảng cách phù hợp rất quan trọng để bạn có vị trí ngồi thư giãn. Chân bạn phải co duỗi thoải mái chứ không khiến lưng phải đặt thẳng đứng.

Khu vực dưới của xương sống phải chạm với tựa ghế. Nếu đang lái xe, hãy chỉnh theo vị trí như trên trước. Sau đó, trượt ghế lên phía trước cho đến khi đầu gối hơi bẻ cong lúc bạn nhấn bàn đạp.

Ấn mạnh vai vào tựa ghế. Chỉnh góc sau của ghế sao cho khuỷu tay hơi bẻ cong khi bạn chạm vào vô-lăng.

Ghế ngồi phải càng cao càng tốt để vị trí chân thật tự nhiên. Kiểm tra xem bạn có thể nhìn ra ngoài và quan sát bảng điều khiển dễ dàng hay không.

Nếu bạn sở hữu chiều cao lý tưởng, điều này có thể hơi khó khăn. Vì thế, hãy tận dụng vô-lăng gật gù để điều chỉnh vị trí sao cho thật thoải mái.

Bước 6: Điều chỉnh đệm ghế ở khu vực ngang lưng

Đối với một số mẫu xe đời mới, bạn có thể tùy chỉnh đệm ghế ở khu vực ngang lưng. Hãy chỉnh để có cảm giác thoải mái nhất.

Bước 7: Chỉnh tựa đầu

Hãy điều chỉnh phần tựa đầu như ghế hành khách. Thông thường, tựa đầu không mang đến cảm giác thoải mái một cách tự nhiên cho nhiều người. Do đó, bạn phải học cách chỉnh tựa đầu để cổ thư giãn.

Một số người cảm thấy không quen với việc ngả đầu về phía sau. Tuy nhiên, bạn hãy kiên nhẫn và sẽ thấy quen với điều đó.

Hãy đảm bảo chiều cao tựa đầu nằm cao hơn tầm mắt của bạn, có thể là ngang bằng đỉnh đầu. Tựa đầu nên nghiêng 2 cm so với đầu của bạn để đảm bảo an toàn. Chỉ khi được điều chỉnh độ cao phù hợp, tựa đầu mới có khả năng bảo vệ bạn khỏi chấn thương trong trường hợp tai nạn.

Bước 8: Kiên nhẫn

Phải mất một thời gian, bạn mới có thể thay đổi được thói quen khi ngồi trong xe của mình. Tuy nhiên, nếu kiên trì, bạn sẽ thấy tác dụng của việc ngồi trong xe đúng cách.

Hệ thống đánh lửa ion hóa - Đột phá còn phải chờ kiểm chứng

Các kỹ sư của Federal-Mogul đã phát hiện một vài hiện tượng xảy ra đối với ACIS như dòng điện thấp của bộ đánh lửa và nhiệt lượng tỏa ra bên ngoài, sự ăn mòn điện hóa xảy ra trong môi trường thường xuyên bị ion hóa... Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề đáng lo ngại và bộ đánh lửa kiểu mới của họ có thể “được phát triển để trở thành thiết bị đồng hành cùng với tuổi thọ của xe”. 

Tập đoàn Federal-Mogun đang phát triển một hệ thống đánh lửa mới với khả năng điều khiển tia ion hóa để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu trong động cơ.

Động cơ đốt trong đã được cải tiến đáng kể suốt gần 2 thập kỷ vừa qua với những công nghệ mới như phun nhiên liệu trực tiếp, đóng mở van biến thiên để nâng cao hiệu suất nạp và hệ thống dừng-khởi động máy. Tuy nhiên, dù được cải tiến đến đâu thì động cơ đốt trong vẫn có một đặc điểm không thay đổi, đó là bộ đánh lửa hay bugi.

Tất cả các động cơ xăng đốt trong đều sử dụng bộ đánh lửa với thiết kế hầu như không thay đổi kể từ thủa sơ khai. Thế nhưng, với nhu cầu cắt giảm mức tiêu thụ nhiên liệu của động cơ mà vẫn tối ưu hóa công suất đầu ra, việc nghiên cứu và cải tiến bộ đánh lửa truyền thống là không thể tránh khỏi.

Đây là lí do khiến tập đoàn Federal-Mogun, công ty mẹ của hãng Champion chuyên sản xuất bộ đánh lửa cho động cơ đốt trong, phát triển một hệ thống đánh lửa mới với khả năng điều khiển tia ion hóa để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu trong động cơ. Nghe có vẻ lạ lẫm, tuy nhiên, động lực của ý tưởng này lại tương đối đơn giản.

Cụ thể, bộ đánh lửa truyền thống chỉ tạo ra một tia lửa hình cung đơn lẻ và rất mảnh với kích cỡ khoảng 1 mm trong một thời gian nhất định. Tia lửa hình cung sẽ bỏ sót nhiều khoang trong buồng đốt khiến nhiều vị trí không được đánh lửa. Khả năng điều khiển tia lửa cũng chỉ ở mức cơ bản nhất, chỉ là có hoặc không.

Trong khi đó, công nghệ đánh lửa mới mang tên ACIS (Federal-Mogul’s Advanced Corona Ignition System) hứa hẹn sẽ mang lại khả năng điều khiển và kiểm soát độ mạnh yếu của tia lửa điện, thời gian đánh lửa tùy biến và đánh lửa trong khu vực buồng đốt tốt hơn. Từ trước đến nay, Corona cũng là một cái tên không quá xa lạ vì đã được đề cập trên các trang web trước đây để ám chỉ bộ đánh lửa kiểu ion hóa. “Corona” có gốc từ “crown” theo tiếng Latin, nghĩa là đỉnh mái vòm.

Federal-Mogul cho biết, tia lửa được tạo ra bởi công nghệ đánh lửa mới có thể sở hữu kích thước lên tới 25 mm. Khoảng bao trùm lớn hơn rất nhiều so với tia lửa truyền thống và sẽ có nhiều tia như vậy chứ không phải chỉ là 1 tia.

Tia lửa được tạo ra từ bộ đánh lửa ACIS và loại truyền thống.

Bộ phận chính của hệ thống đánh lửa mới có 2 thành phần tạo tia lửa có thể được gắn vừa khít vào các bugi truyền thống. Một điện cực dẫn đặt trên 4 điện cực phát, nơi phát ra điện trường mạnh và kích thích vùng không khí bao quanh nó trong buồng đốt cho tới khi đạt trạng thái plasma hay ion tích điện. Theo một báo cáo do Federal-Mogul đưa ra, “ khi mật độ các electron đạt tới ngưỡng bão hòa, sẽ có nhiều tia lửa điện dài được tạo ra bởi không khí bị ion hóa trong buồng đốt và đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu nạp vào”.

Cũng tương tự công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp với khả năng kiểm soát sự phân phối nhiên liệu vào trong buồng đốt tốt hơn, bộ đánh lửa ACIS có thể mang đến một sự chính xác tương tự về khả năng đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu. Quá trình đánh lửa có thể biến thiên thời gian và được tối ưu hóa cho những loại hỗn hợp nhiên liệu khác nhau. Để thêm chính xác, kết hợp với vùng đánh lửa được mở rộng, khả năng đốt cháy nhiên liệu một cách hoàn hoàn được tiến hành triệt để hơn so với phun nhiên liệu trực tiếp, tăng công suất và hiệu suất của động cơ.

Federal–Mogul cũng cho biết, mức độ cải tiến trong hệ thống đánh lửa của họ khiến nó có khả năng tương thích với HCCI, hệ thống đánh lửa hỗn hợp nhiên liệu nạp đồng nhất. Động cơ HCCI có thể vận hành tương tự như động cơ đánh lửa truyền thống trong điều kiện tải lớn hoặc chuyển sang chế độ nén tới áp suất cưỡng bức để hỗn hợp nhiên liệu tự bốc cháy trong hoàn cảnh nhẹ tải hơn.

Tới đây, có thể thấy sự tương đồng giữa HCCI và động cơ diesel. Tuy nhiên, sự khác nhau mấu chốt là nhiên liệu và không khí được hòa trộn trước khi được phun vào trong buồng đốt của động cơ HCCI. Khả năng động cơ được trang bị bộ đánh lửa ACIS sẽ đốt cháy nhiên liệu thậm chí còn hiệu quả hơn cả động cơ HCCI trang bị bộ đánh lửa điện tử chuyển đổi qua lại giữa chế độ đánh lửa trực tiếp và nén cưỡng bức nhiên liệu đến tự bốc cháy.

Hệ thống đánh lửa ion hóa - Đột phá còn chờ kiểm chứng 2So sánh cơ chế đốt cháy nhiên liệu của các động cơ diesel-xăng truyền thống và HCCI.

Federal-Mogul ước tính, công nghệ này có thể giúp người sử dụng tiết kiệm đến 10% lượng nhiên liệu tiêu thụ và cắt giảm lượng khí CO2 thải ra ngoài môi trường. Nếu ACIS được một bộ chuyển đổi đầy đủ hỗ trợ và làm việc với một bộ máy tính đồng bộ hệ thống của chính Federal-Mogun thì con số này có thể lên tới 30%.

Một vấn đề lớn đặt ra là mỗi bộ đánh lửa công nghệ mới này cần một bộ máy tính riêng. Thậm chí, ngay cả khi không dùng thì vẫn phải có những sự điều chỉnh nhất định dành cho tùy chọn lắp trực tiếp để nó có thể hoạt động. Đó sẽ là một sự thay đổi lớn và vẫn có nhiều việc phải làm khi những hiệu quả mang lại mà hãng tuyên bố vẫn chưa được chứng minh một cách chính thức. Một vấn đề khác nữa là chi phí và quá trình chế tạo thêm chi tiết bổ sung cho bộ đánh lửa ACIS này không hề đơn giản.

Dù người sử dụng sẽ phải cân nhắc về khoản chi phí cho một bộ chuyển đổi để có thể sử dụng bộ đánh lửa kiểu mới này nhưng nếu như các ưu điểm và hiệu quả mà nó mang lại đúng như nhà sản xuất Federal-Mogul đã tuyên bố thì việc ACIS sẽ dần có chỗ đứng trên thị trường đồng thời thay thế bộ đánh lửa truyền thống chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.

Những lưu ý khi đi "phượt" nhân dịp Quốc Khánh

Ba ngày nghỉ lễ Quốc Khánh 2-9 là dịp thích hợp để các "phượt thủ" vạch ra các cung đường để du lịch. Những chuyến đi hầu hết đều được di chuyển trên xe máy, tới các vùng miền xa xôi của đất nước. Hãy nhớ những lưu ý sau để luôn có một sức khoẻ tốt không ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn.

Tự do thoải mái qua những cung đường trên chiếc xe máy, nhưng hãy nhớ những điều sau để đảm bảo sức khoẻ nhé.

Đau lưng, cổ do di chuyển dài
Chớ đừng nghe những dân đi bụi lâu năm nói: "Cứ xách ba lô lên xe là đi" mà tưởng nhầm, họ cũng đã có những kinh nghiệm sương máu cho chuyện không vạch lộ trình rõ ràng rồi. Nếu bạn đi lộ trình dài, thì mỗi chặng cũng không nên đi quá 150km một ngày.

Giữ gìn sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất cho một chuyến du lịch bụi thành công

Ngồi lái xe đúng tư thế, thẳng lưng, không gù lưng hay thõng người. Bạn có thể tận dụng chiếc ba lô phía sau làm kê thi thoảng tựa vào để giảm bớt áp lực cho cột sống. Khi có cảm giác mỏi, nên dừng xe ở đoạn đường thuận tiện và thực hiện vài động tác thể dục cơ bản cho cổ và lưng.

Giờ giấc cho chuyến đi

Nhiều bạn khi vạch lộ trình thường chọn giờ tối hoặc đêm, lý do để tiết kiệm thời gian buổi sáng để thăm thú, ít phương tiện lưu thông, đi nhanh hơn. Nhưng những lựa chọn như vậy hoàn toàn sai. Giờ tỉnh táo và an toàn nhất cho chuyến đi nên là khoảng thời gian bạn vẫn làm việc hằng ngày: 8h - 11h, 14h đến 18h. Đó là thời gian hiếm khi bạn mất tỉnh táo trên đường, đồng thời điều kiện ánh sáng tốt nhất cho lộ trình.

Cẩn thận với đồ ăn lạ

Khi lên vùng cao hay cả đi phượt biển, bạn sẽ gặp những món ăn lạ. Tiêu biểu những món ăn dễ gây tiêu chảy nhất ở vùng núi là: Thắng Cố, tiết canh ngựa... miền biển có hàu sống, cầu gai, bào ngư sống... Bạn có thể phòng ngừa trước bằng cách uống một gói Smecta với nước suối đóng chai. Nếu có dấu hiệu tiêu chảy, lập tức tăng liều lượng lên. Thuốc đau bụng, tiêu chảy phải luôn ở trong túi đồ của bạn.

Ủng, áo khoác, mũ, kính là những vật dụng không thể thiếu cho chuyến "phượt" bằng xe máy

Đôi khi đồ cua đồng, tép... cũng gây nên dị ứng, có thể uống thuốc Histamin chống dị ứng, đồng thời ăn táo và uống nhiều nước để nhanh chóng đẩy độc tố.

Say nắng

Không thể thiếu với "dân phượt" là chiếc áo khoác có mũ, che cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời, đặc biệt khi lên vùng cao với ánh nắng gắt. Luôn có theo mình kính bảo vệ mắt (chống tia cực tím), nên nhớ mang theo chai nước uống liên tục.

Đối với những phượt thủ trekking thì nước suối nên pha thêm Oresol để cân bằng điện giải, tránh được tình trạng khô hay nứt môi.

Đồ đi bụi cần thoáng mát, tránh mặc đồ bó sát, cản trở quá trình lưu thông máu.
Cuối cùng, bạn nên mang theo một vài loại thuốc như: giảm đau, dị ứng, dầu gió, băng cá nhân, cao dán, gạc y tế, thuốc sát trùng, kem chống nắng, kem phòng ngừa muỗi đốt để phòng ngừa mọi trường hợp có thể xảy ra.

Những công nghệ mới giúp làm giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu

Trong thời buổi giá xăng tăng cao hiện này thì người tiêu dùng luôn đánh giá cao và lựa chọn những chiếc xe được trang bị các công nghệ mới giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn, và dưới đây là những công nghệ mới nên có trên chiếc xe của bạn nhằm giúp giảm chi phí nhiên liệu cho chiếc xe của mình.

Trong thời buổi giá nhiên liệu tăng cao thì những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

Công nghệ tự động tắt máy khi dừng xe

Tự động tắt máy khi dừng xe trước đây từng chỉ được trang bị cho xe hạng sang, nhưng giờ đây công nghệ này đã phổ biến hơn với các xe hạng dưới. Chiếc Kia Ro ở trên là một trong những chiếc xe được trang bị công nghệ giúp tiết kiệm nhiên liệu này. Ngoài ra, mẫu Chevrolet Malibu 2014 cũng là mẫu sedan cho gia đình đầu tiên được trang bị công nghệ này.

Công nghệ điều khiển van biến thiên

Mẫu Mazda CX-5 sử dụng công nghệ điều khiển van biến thiên nhằm cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa tốc độ của xe.

Hộp số biến thiên vô cấp

Những chiếc xe được trang bị hộp số biến thiên vô cấp như JX 35 sẽ giúp động cơ hoạt động với hiệu suất cao nhất ở mọi tốc độ với lượng tiêu thụ nhiên liệu tối thiểu.

Công nghệ khí động học thích ứng

Dodge Dart là một trong những chiếc xe sử dụng cánh điều chỉnh ở lưới tản nhiệt nhằm kiểm soát dòng khí xung quanh xe tùy theo tốc độ và điều kiện lái xe.

Vật liệu nhẹ

Chiếc Huyndai Santa Fe cùng nhiều mẫu xe mới khác sử dụng các vật liệu mới như thép có độ bền cao, chất liệu sợi carbon và hợp kim nhôm nhằm giảm trọng lượng và tiết kiệm nhiên liệu.

Hộp số nhiều cấp hơn

Mercedes S-Class là dòng xe đầu tiên trang bị hộp số tự động 7 cấp nhằm tối ưu hóa hiệu suất và tốc độ cũng như giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu.

Phun xăng trực tiếp

Chiếc Lincoln MKZ sử dụng công nghệ phun xăng trực tiếp vào buồng đốt với một lượng chính xác nhằm tối ưu hiệu suất và giảm khí thải.

Công nghệ xi lanh nghỉ

Một trong những chiếc xe sử dụng công nghệ này là Honda Odyssey. Công nghệ này giúp ngắt hoạt động của một hoặc nhiều xi lanh khi xe đổ dốc hoặc tải nhẹ nhằm đốt ít nhiên liệu hơn.

Công nghệ hybrid tích hợp

Ông hoàng của xe hybrid hiện này là Toyoya Prius cũng có công nghệ hybrid tích hợp. Công nghệ hybrid tích hợp cho phép chiếc xe đi được xa hơn và nhanh hơn khi chạy điện. Hai mẫu xe khác cũng có công nghệ này là Ford Fusion và Honda Accord.

Công nghệ hybrid “hạng nhẹ”

Mẫu Chevrolet Malubu 2013 ra mắt với tư cách là một chiếc hybrid “hạng nhẹ”. Hạng nhẹ ở đây có nghĩa là chiếc xe sử dụng một công nghệ của GM gọi là e-Assist, xe được trang bị một mô-tơ điện cùng một khối pin nhỏ nhằm tăng hiệu suất xe với giá thành thấp hơn các mẫu hybrid truyền thống.

Những điều cần lưu ý khi lái xe máy ở trong ngày mưa gió

Một số người thường tránh ra đường khi trời mưa. Trong khi đó, những người sống trong khu vực thường xuyên mưa lại phải học cách lái xe an toàn để đối mặt với thời tiết.

Tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng, sự chuẩn bị và tâm lý của bạn, lái xe trong ngày mưa gió sẽ trở thành trải nghiệm hãi hùng hoặc thú vị.

Dù sao, sớm hay muộn, muốn hay không, bạn cũng phải ít nhất một lần lái xe máy trong ngày mưa gió. Do đó, những kinh nghiệm bảo vệ bản thân khỏi những tai nạn bất ngờ khi lái xe máy trong điều kiện trời mưa là rất cần thiết.

Dưới đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ mà bạn có thể áp dụng khi lái xe máy vào ngày mưa gió để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Chuẩn bị

Quần áo mưa

Có rất nhiều thứ phải chuẩn bị trước khi bạn lao ra đường trên chiếc xe máy vào ngày mưa gió. Trong đó, quan trọng nhất là phải ăn mặc sao cho phù hợp. Nếu có thể, bạn nên sắm sẵn cho mình một bộ quần áo mưa và ủng loại tốt.

Quần áo mưa nên có màu phản quang.

Đặc biệt, bộ quần áo mưa của bạn nên có màu sắc phản quang để dễ nhìn thấy trong điều kiện trời mưa. Như vậy, các tài xế khác sẽ nhìn thấy bạn khi lưu thông trên đường. Không chỉ bảo đảm an toàn, quần áo mưa còn giúp bạn giữ ấm cơ thể khi trời mưa.

Mũ bảo hiểm

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên chiếc mũ bảo hiểm ở nhà trước khi ra đường vào ngày mưa gió. Tốt nhất là bạn nên mua loại mũ bảo hiểm trùm kín đầu.

Thứ nhất, mũ bảo hiểm sẽ bảo vệ đầu của bạn trong trường hợp xảy ra tai nạn. Thứ hai, mũ bảo hiểm sẽ giúp bạn tránh bị thương khi lái xe máy ở vận tốc trên 50 km/h.

Bạn nên dùng mũ bảo hiểm trùm đầu khi lái xe máy trong trời mưa.

Trong ngày mưa gió, sẽ có nhiều "vật thể lạ" bay khắp nơi khiến đầu và mặt bạn bị thương nếu đập phải. Ngoài ra, mặt bạn sẽ bị rát vì nước mưa nếu xe chạy ở tốc độ cao.

Thứ ba, mũ bảo hiểm sẽ giúp mắt bạn không bị cay vì nước mưa. Từ đó, bạn có thể quan sát đường tốt hơn.

Kiểm tra lốp xe

Hãy kiểm tra lốp xe của bạn trước khi ra đường vào ngày mưa. Nếu lốp xe của bạn bị mòn, hãy chuyển sang phương án di chuyển khác.

Chọn thời điểm

Sau nhiều ngày khô ráo mà trời bất ngờ mưa to, bạn nên chờ 1-2 tiếng đồng hồ rồi hãy lái xe ra ngoài đường. Đây là thời điểm nguy hiểm nhất vì trên đường có nhiều dầu và bùn đất nên rất trơn.

Quan sát đường xá

Đừng quên quan sát cung đường mà bạn sẽ đi trong ngày mưa. Những vạch kẻ trên đường sẽ trở nên rất trơn khi trời mưa, do đó, bạn nên tránh xa chúng. Những tấm kim loại và nắp cống cũng mang đến nguy cơ tiềm ẩn cho bạn.

Vạch kẻ trên đường sẽ rất trơn khi trời mưa.

Hãy cẩn thận khi đi qua những vũng nước nhỏ. Nhiều người cảm thấy thích thú khi chạy lướt qua những vũng nước trên đường. Tuy nhiên, ẩn bên dưới vũng nước có thể là những mối nguy hiểm mà bạn không lường trước được. Rất có thể dưới vũng nước là một hố ga lớn sẽ nuốt chửng chiếc xe của bạn.

Nếu nhìn thấy những vệt màu loang loáng như cầu vồng trên mặt đường, bạn hãy chọn chỗ khác để đi. Đây có thể là vệt dầu chảy ra từ những chiếc xe khác. Nếu đi vào đó, xe của bạn có thể bị trượt ngã.

Chạy chậm

Một lời khuyên hiển nhiên của những người lái xe máy có kinh nghiệm, đó là giữ tốc độ thấp trong điều kiện trời mưa. Tại một số quốc gia, bạn buộc phải lái xe máy ở vận tốc thấp hơn 10-20% so với bình thường trong ngày mưa gió. Tất nhiên, đây là lời khuyên đơn giản nhưng không hề thừa.

Cách phanh

Khi cần phanh xe, bạn nên sử dụng phanh sau nhiều hơn bình thường. Nếu sử dụng nhiều phanh trước, bánh xe của bạn có thể bị trượt. Trong khi đó, bạn sẽ dễ đối phó với tình huống bánh sau bị trượt hơn.

Cố gắng đừng phanh quá gấp. Hãy phanh từ từ. Nếu cần dừng lại gấp, bạn có thể bóp và nhả phanh liên tục để xe không bị trượt.

Giữ khoảng cách với phương tiện phía trước

Khi lái xe máy trong ngày mưa gió, bạn nên giữ khoảng cách lớn hơn với phương tiện phía trước. Lý do đơn giản là vì quãng đường phanh khi trời mưa lớn hơn bình thường.

Đi qua đường tàu

Cố gắng đi thẳng qua đoạn đường tàu.

Khi đi qua đoạn đường sắt cắt đường dân sinh, bạn nên cố gắng đi thẳng. Đường sắt được làm từ kim loại nên rất trơn khi trời mưa.

Giữ tinh thần thoải mái

Hãy thật thoải mái khi lái xe máy trong ngày mưa gió. Càng lo lắng và sợ hãi thì bạn càng dễ bị tai nạn. Sự lo lắng sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng khiến bạn nhanh bị mệt và không đủ tỉnh táo để lái xe.

Dừng xe khi có sấm sét

Nếu trời mưa đi kèm sấm sét, bạn nên dừng lái xe và tìm chỗ trú. Hãy nhớ một điều là không được trú mưa dưới hàng cây vì bạn có thể bị sét đánh.

10 mẫu xe "hét giá" cao hơn giá trị thực

Đôi khi lại "hét giá" hơi quá

Các nhà sản xuất ôtô luôn muốn "moi" càng nhiều tiền của khách càng tốt, điển hình như 10 mẫu xe dưới đây.

10. Mini Roadster JCW

Giá bán khởi điểm: 35.700 USD

35.700 USD là số tiền ít nhất mà bạn phải chi khi mua Mini Roadster JCW. Nếu bổ sung cho xe những trang thiết bị tùy chọn khác, bạn sẽ phải bỏ ra số tiền lớn hơn thế. Dù sao, Mini Roadster JCW cũng là một mẫu xe thú vị, đẹp mã, phong cách và sở hữu nhiều giá trị hơn các đối thủ trong cùng phân khúc.

9. Mitsubishi Evo X MR

Giá bán khởi điểm: 38.195 USD

Người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua những mẫu xe thể thao rẻ hơn Mitsubishi Evo X MR mà lại có tính năng vận hành ấn tượng không kém. Bỏ ra số tiền gần 40.000 USD cho một chiếc xe Mitsubishi có vẻ là hơi quá.

8. Hyundai Equus Ultimate

Giá bán khởi điểm: 68.000 USD

Về bản chất, Hyundai Equus chỉ là mẫu xe hạng sang "giả vờ". Hãng Hyundai đã cố gắng đưa những trang thiết bị hiện đại như Mercedes-Benz S-Class vào Equus nhưng lại cắt giảm nhiều thứ khác.

7. Toyota Land Cruiser

Giá bán khởi điểm: 78.555 USD

Với giá bán khởi điểm gần 80.000 USD, Toyota Land Cruiser đáng nhẽ ra phải là một mẫu xe thật đặc biệt và sang trọng. Thế nhưng, trên thực tế, Toyota Land Cruiser chỉ đơn giản là một mẫu SUV đồ sộ với nội thất rộng rãi.

6. Smart ForTwo Passion

Giá bán khởi điểm: 14.890 USD

Lợi thế của Smarth ForTwo Passion là kiểu dáng nhỏ gọn và dễ đỗ, đặc biệt là ở thành phố đông đúc, chật hẹp. Thế nhưng, với kích thước chỉ bằng một nửa xe bán tải tiện dụng, Smart ForTwo Passion lại sở hữu giá bán khá cao.

5. Porsche Boxster S

Giá bán khởi điểm: 62.100 USD

Với một mẫu xe hạng sang như Porsche Boxster S, giá bán trên 60.000 USD nghe có vẻ hợp lý. Đáng tiếc thay, Porsche là hãng rất thích đưa ra một danh sách dài những tùy chọn bổ sung khiến người mua hoa mắt. Nếu được lắp thêm các tùy chọn, Porsche Boxster S có thể sở hữu giá bán gần bằng 911.

4. Volvo C70

Giá bán khởi điểm: 41.200 USD

Volvo C70 sử dụng cơ sở gầm bệ của Mazda3 và cấu trúc mui gập tương tự Ford Focus đời cũ. Ấy thế nhưng, Volvo C70 lại sở hữu giá bán khởi điểm lên đến 41.200 USD. Thậm chí, Volvo C70 còn đắt hơn 6.000 USD so với Volkswagen Eos.

3. Lincoln MKZ

Giá bán khởi điểm: 35.925 USD

Về cơ bản, Lincoln MKZ chính là Ford Fusion phiên bản thay tên, đổi họ. Trong khi đó, Ford Fusion chỉ có giá khởi điểm 21.900 USD.

2. Cadillac Escalade

Giá bán khởi điểm: 63.745 USD

Ít ai nhớ Cadillac Escalade hiện đang sử dụng cơ sở gầm bệ cải tiến của Chevrolet Silverado và GMC Sierra. Giá bán khởi điểm của Chevrolet Silverado và GMC Sierra chỉ rơi vào khoảng 22.000 USD. Trong khi đó, Cadillac Escalade chỉ chịu đến tay những ai trả gần 64.000 USD.

Tất nhiên, Cadillac Escalade sang trọng hơn hẳn. Thế nhưng, xét về mặt cơ sở gầm bệ và công nghệ so với các đối thủ trong cùng phân khúc, Cadillac Escalade chính là một mẫu xe bị "hét giá" cao. Thêm vào đó, nếu được bổ sung trang thiết bị tùy chọn, Cadillac Escalade dễ dàng leo lên mức giá 90.000 USD.

1. Aston Martin Cygnet

Giá bán khởi điểm: 45.595 USD

Theo quan điểm của nhiều người, Aston Martin Cygnet chẳng khác nào phiên bản cải tiến của Toyota iQ. Hãng Aston Martin đã đưa không gian nội thất bọc da vào Toyota iQ để làm nên Cygnet và "hét giá" lên đến 45.595 USD.

Các vật dụng cần thiết nên có ở trên chiếc xe của bạn

Hầu hết xe hơi ngày nay được thiết kế và trang bị nhiều công nghệ giúp bạn cảm thấy thoải mái, tiện nghi và an toàn. Tuy nhiên, có một số thứ cơ bản và rất cần thiết mà các nhà sản xuất không thể cung cấp cho bạn như đèn pin và đồng hồ đo áp suất lốp. Hai vật dụng này nằm trong số những thứ bạn nên có trên chiếc xe của mình nhằm đảm bảo an toàn, thuận tiện khi những công nghệ trên xe không thể làm được điều đó vào một ngày “đẹp trời”.

Tuy chỉ là những vật dụng quen thuộc hàng ngày, nhưng sẽ có lúc chúng giúp bạn xử lý tốt những tình huống khẩn cấp trên đường.

 Dưới đây là danh sách những vật dụng đó.

Đèn pin

Ngày nay, việc sỡ hữu một chiếc đèn pin bóng LED không hề khó. Chiếc đèn pin này sẽ phát huy tác dụng khi bạn thay lốp xe bị xẹp bằng lốp dự phòng hoặc xem xét máy móc khi trời đã nhá nhem tối. Có thêm pin dự phòng cho đèn pin cũng là một sự chuẩn bị tuyệt vời. Ngăn chứa đồ trên xe là một nơi lý tưởng để cất giữ chúng.

Que đo áp suất lốp

Áp suất lốp thấp có thể khiến lốp bị nổ bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, nếu áp suất lốp thấp hơn tiêu chuẩn 0.4 kg/cm2  thì lượng tiêu thụ nhiên liệu sẽ tăng 5% và tuổi thọ của ta lông sẽ giảm 25%.Do vậy, việc kiểm tra áp suất lốp định kỳ hàng tháng thực sự rất cần thiết. Với giá chưa đến 100.000 Đồng, bạn nên sắm ngay cho mình một que đo áp suất lốp và kiểm tra áp suất lốp thường xuyên nhằm bảo đảm cho sự an toàn cũng như túi tiền của bạn.

Bộ dụng cụ y tế

Bạn nên có một bộ dụng cụ ý tế trên xe với bông băng, gạc, thuốt sát trùng, thuốc chống say tàu xe, kéo và nhíp sẽ rất hữu dụng để bạn có thể tự mình sơ cứu các vết thương nhỏ cho chính mình và đặc biệt là khi đi cùng trẻ nhỏ.

Dụng cụ thay lốp xe

Với những chiếc xe mới thì bộ dụng cụ này luôn đi kèm theo xe, nhưng với những chiếc xe đã qua sử dụng thì bạn nên chắc chắn rằng chiếc xe mình mua lại có đẩy đủ lốp dự phòng và dụng cụ thay thế. Một điều đáng lưu ý nữa là chiếc lốp dự phòng của bạn cũng cần được bơm hơi đầy đủ với đúng áp suất tiêu chuẩn.

Dụng cụ đa năng

Bạn nên có bên mình bộ dụng cụ đa năng với những chức năng tối thiểu như dao, kìm, tuốc nơ vít nhiều đầu và kéo. Với những chức năng đó bạn có thể cắt, tước dây điện, xiết chặt bu lông bị lỏng hoặc gắp những chiếc cầu chì bị cháy. Ngoài ra với một cuộn băng dính và một chút sáng tạo thì bạn có thể xử lý mọi tình huống khẩn cấp xảy ra với chiếc xe của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên có một chiếc mỏ lết trong bộ dụng cụ của mình.

Dây câu điện

Hãy thử tưởng tượng vào một ngày đẹp trời nào đó khi bạn tra chìa khóa và khởi động nhưng chiếc xe của bạn vẫn im lặng thì có thể ắc quy của bạn đã gặp vấn đề. Tuy nhiên chỉ cần một bộ dây câu điện và một người bạn để gọi trợ giúp hoặc bất kỳ một tài xế tốt bụng nào dừng lại giúp đỡ thì vấn đề của bạn sẽ được giải quyết một cách nhanh gọn. Bạn nên đọc kỹ cách kích điện để khởi động xe từ ắc quy ngoài được hướng dẫn cụ thể trong sách hướng dẫn của nhà sản xuất nhằm tránh làm hỏng các thiết bị khác cũng như tránh làm bản thân bị thương.

Bản đồ

Hầu hết những chiếc xe hiện đại ngày nay đều đượng trang bị hệ thống dẫn đường GPS. Tuy nhiên bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một tấm bản đồ giấy để phòng khi GPS mất tín hiệu. Một tác dụng khác nữa là khi đi cắm trại, nếu quá thiếu thốn giấy để nhóm lửa thì tấm bản đồ sẽ là vật hi sinh rất tốt.

Khăn giấy

Bạn sẽ thấy khăn giấy sẽ khi ích khi bạn cần có cái để thấm vết cà phê đổ, lau que thăm dầu cũng như lau chùi các vết bẩn khác. Cũng như bản đồ, khăn giấy sẽ giúp việc nhóm lửa dễ dàng hơn khi cần thiết.

Găng tay

Một đôi găng tay lao động sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp xúc với các chi tiết nóng dưới mui xe hoặc đưa ống xả bị xệ vào đúng vị trí. Găng tay cung sẽ giúp việc thay lốp xe của bạn cũng sẽ dễ dàng và sạch sẽ hơn.

10 điều có thể bạn chưa biết về Range Rover

Range Rover là mẫu SUV hạng sang nổi tiếng đến từ Anh Quốc. Không chỉ quen thuộc tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu và Trung Đông, Range Rover còn khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

Chắc hẳn không phải ai cũng biết những thông tin như tên thời đầu, thành tích trong các giải đua hay chênh lệch trọng lượng với thế hệ cũ của dòng xe Range Rover.

Tuy nhiên, có những điều liên quan đến dòng xe Range Rover đắt tiền mà không phải ai cũng biết. Ví dụ như tên thời đầu của Range Rover hay thành tích trong các giải đua thể thao.

Cùng tìm hiểu 10 sự thật mà không phải ai cũng biết về dòng xe Range Rover.

1. Cái tên Range Rover không được sử dụng ngay từ những ngày đầu

Năm 1966, hãng Land Rover của nước Anh bắt đầu phát triển một dòng SUV hạng sang mà chúng ta biết dưới cái tên Range Rover ngày nay. Vào thời điểm đó, dòng xe thể thao đa dụng mới của Land Rover được gọi bằng cái tên 100-Inch Station Wagon. Nghe có vẻ dài dòng và không hề xứng tầm với dòng SUV đắt tiền như Range Rover.

2. Ý tưởng về dòng Range Rover nhen nhóm từ năm 1948

Như đã đề cập ở trên, mãi đến giữa thập niên '60 của thế kỷ trước, hãng Land Rover mới "thai nghén" Range Rover thế hệ đầu tiên dưới cái tên 100-Inch Station Wagon. Tuy nhiên, trên thực tế, hãng Land Rover đã bắt đầu nhen nhóm ý tưởng về một mẫu xe mới để lấp chỗ trống cho thị trường ôtô kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc.

Nhà máy của hãng Land Rover đã mở rộng trong suốt thời kỳ chiến tranh để sản xuất trang thiết bị quân sự. Ban lãnh đạo hãng Land Rover đoán trước nhu cầu của người dân sẽ nhanh chóng thay đổi. Khách hàng sẽ muốn một mẫu xe mới mẻ và khác biệt.

Vào năm 1948, mẫu xe 80-inch Station Wagon, tiền thân của dòng Range Rover ngày nay, ra mắt nhưng không được người tiêu dùng đón nhận. Điều đó khiến hãng Land Rover phải quay trở lại bàn vẽ để tái thiết kế 80-inch Station Wagon.

Đến năm 1951, hãng Land Rover lại nảy ra ý tưởng về dòng Range Rover dẫn động cầu sau. Phải mất vài năm sau, xe mới tiếp tục được phát triển và gần lên dây chuyền sản xuất nhưng cuối cùng lại bị "khai tử".

Phải mất một thập kỷ và vài nguyên mẫu khác nhau, Range Rover thế hệ đầu tiên mới trình làng.

3. Nguyên mẫu đầu tiên của dòng Range Rover có tên Velar

Các nguyên mẫu và phiên bản tiền sản xuất của Range Rover đều được gọi bằng cái tên Velar vốn ít người biết đến. Hãng Land Rover làm như vậy để giữ bí mật cho dòng xe mới.

Khác với hiện nay, không phải tất cả những chiếc Land Rover Velar đều bị vứt bỏ. Một vài chiếc trong số đó hiện vẫn đang lưu hành trên đường.

4. Range Rover từng chiến thắng trong các giải đua

Nói đến Range Rover, người ta thường nghĩ tới một dòng SUV sang trọng và chỉ thích hợp cho đường nội thành. Tuy nhiên, Range Rover thật ra lại đa tài hơn thế.

Người đầu tiên giành vô địch trong giải Paris-Dakar Rally vào năm 1979 đã lái một chiếc Range Rover. Thậm chí, chiếc xe đồng hành cùng nhà vô địch còn có tuổi thọ gần 10 năm vào thời điểm giành chiến thắng. Đến năm 1981, chiếc Range Rover lại một lần nữa chiếm vị trí số 1 trong giải đua.

5. Range Rover là một tác phẩm nghệ thuật

Range Rover đời đầu đã từng được trưng bày tại bảo tàng Louvre nổi tiếng thế giới ở Paris, Pháp. Tại đây, Range Rover đời đầu được gọi là "ví dụ điển hình cho ngành thiết kế công nghiệp".

6. "Dùng Range Rover trong thành phố là ý tưởng ngớ ngẩn"

Đây chính là quan điểm ban đầu của nhà thiết kế dòng xe Range Rover, ông Charles “Spen” King. Ông là người đứng đầu nhóm thiết kế dòng xe Range Rover trong thập niên '60 của thế kỷ trước.

Charles “Spen” King không hải lòng với việc Range Rover trở thành lựa chọn yêu thích của những "tay lái vênh váo và chỉ coi trọng bản thân". Thậm chí, ông còn khẳng định "việc sử dụng Range Rover để đưa con đến trường hoặc lái trong thành phố là một ý tưởng hoàn toàn ngớ ngẩn".

Trước khi qua đời vào năm 2010, ông Charles “Spen” King thường xuyên gắn bó với một chiếc Volkswagen Golf R32. Ông mất sau vụ tai nạn xe đạp.

7. Giám đốc Aston Martin từng làm việc cho nhà thiết kế mới của Range Rover

Người có công tạo hình cho dòng xe Range Rover hiện nay chính là nhà thiết kế Gerry McGovern. Khi làm việc dưới trướng tập đoàn Ford trong thập niên '90, ông McGovern từng thuê một nhà thiết kế tập sự có tên Marek Reichman.

Giờ đây, ông Reichman đã trở thành giám đốc thiết kế của Aston Martin. Ông Reichman chịu trách nhiệm thiết kế mọi mẫu xe Aston Martin từ năm 2005.

8. Động cơ trên Range Rover Supercharged thế hệ mới là loại cũ

Đã 4 năm kể từ khi dòng xe Range Rover nói lời tạm biệt với với động cơ AJ-V8 siêu nạp, dung tích 4,2 lít được dùng từ năm 2006-2009. Thay vào đó là động cơ V8, siêu nạp, dung tích 5.0 lít tương tự dòng xe Jaguar.

Dù dòng xe Range Rover thế hệ mới ra mắt vào năm 2012 được áp dụng rất nhiều thay đổi, khối động cơ V8 siêu nạp vẫn không hề bị đụng vào. Điều này có vẻ như cũng không khiến khách hàng cảm thấy phiền lòng.

9. Không phải mọi thành viên trong dòng Range Rover thế hệ mới đều nhẹ hơn 420 kg

Range Rover thế hệ mới được biết đến dưới tên mã L405. Trong khi đó, Range Rover thế hệ thứ 3 được gọi là L322. Theo hãng Land Rover, Range Rover L405 nhẹ hơn 420 kg so với L322 nhờ bộ khung liền thân làm hoàn toàn bằng nhôm.

Tuy nhiên, con số trên chỉ đúng khi so sánh Range Rover phiên bản sử dụng động cơ TDV6, dung tích 3.0 lít với loại được trang bị máy TDV8, dung tích 4,4 lít cũ. Các phiên bản khác trong dòng Range Rover L405 có nhẹ hơn L322 nhưng không đến mức 420 kg. Được biết, Range Rover Supercharged L405 chỉ nhẹ hơn 220 kg so với L322 tương ứng.

10. Range Rover ngày càng đắt

Range Rover đời đầu được bán tại thị trường Anh với giá 1.998 Bảng, tương đương 3.095 USD. Hiện nay, Range Rover Vogue tiêu chuẩn được trang bị động cơ TDV6, dung tích 3.0 lít có giá 71.310 Bảng, xấp xỉ 110.494 USD, tại thị trường Anh. Trong khi đó, Range Rover Supercharged cao cấp nhất có giá lên đến 168.527 USD tại Trung Đông.

NATO có thêm công nghệ mới đề phòng xe hơi tấn công liều chết

Thiết bị này sẽ phóng chùm sóng điện từ cường độ cao để quấy nhiễu hệ thống điều khiển điện tử của xe hơi, một khi phát hiện xe khả nghi tiếp cận có thể phóng chùm sóng để làm xe "chết máy".

Công nghệ này có thể lợi dụng chùm sóng điện từ cường độ cao để phòng ngừa xe hơi của những kẻ tấn công liều chết tiếp cận mục tiêu.

Theo Tân Hoa xã, NATO mới đây công bố một thành quả nghiên cứu mới có thể lợi dụng chùm sóng điện từ cường độ cao để phòng ngừa xe hơi của những kẻ tấn công liều chết tiếp cận mục tiêu.

Hình ảnh video cho thấy thiết bị này tương đối nhỏ gọn, có thể đặt trên thùng xe con.

Ngoài việc hiệu quả đối với xe hơi, thiết bị mới còn có thể quấy nhiễu hoặc làm cho xuồng máy, bom điều khiển từ xa và máy bay không người lái ngừng hoạt động

Cách tránh cảm giác đau lưng khi lái xe môtô

Lái môtô là một trong những trải nghiệm thú vị nhất đối với phần lớn cánh mày râu, thậm chí cả chị em phụ nữ. Tuy nhiên, khi điều khiển môtô trên đường dài, bạn sẽ hiểu cảm giác "cơ thể biểu tình" nếu không ngồi đúng cách. 

Có thể tránh cảm giác đau lưng trong những chuyến đi đường dài hay không phụ thuộc vào cơ thể người lái, loại môtô và một số bộ phận trên xe.

Không chỉ gây ê ẩm mông, môtô còn khiến lưng của bạn đau nhức. Cũng may, bạn hoàn toàn có thể tránh cảm giác đau lưng khi ngồi lâu trên môtô. Điều đó phụ thuộc vào một vài yếu tố chính, bao gồm cơ thể người lái, các loại môtô và một số bộ phận trên xe.

Các loại môtô

Về cơ bản, môtô được chia thành 3 loại lớn, bao gồm tiêu chuẩn, thể thao và cruiser. Mỗi loại môtô phù hợp với một tư thế ngồi, vị trí chân và tay khác nhau.

Môtô tiêu chuẩn

Đối với dòng môtô tiêu chuẩn, ví dụ như dual-sport và touring, bạn nên ngồi thẳng lưng. Tay duỗi thẳng trong khi gót chân nằm trên một đường dọc với lưng.

Xe cruiser

Dòng môtô thứ hai phù hợp với những chuyến đi đường trường chính là cruiser. Tương tự loại môtô tiêu chuẩn, xe cruiser cũng đòi hỏi bạn phải ngồi thẳng lưng. Tay duỗi thẳng và chân hướng về phía trước.

Xe thể thao

Đối với dòng môtô thể thao, bạn phải ngả lưng về phía trước. Khi xe chạy ở tốc độ cao, phần thân trên của bạn sẽ phải chống chọi với gió mạnh. Trong khi đó, tay bạn đặt thấp và chân hướng về phía sau.

Ở tư thế này, phần lưng của bạn sẽ phải chịu khá nhiều áp lực. Do đó, xe thể thao không phải là lựa chọn lý tưởng đến đi đường dài.

Cơ thể người lái

Có thể thấy, các số đo cơ thể ảnh hưởng rất nhiều đến lưng của bạn. Rõ ràng, cân nặng của cơ thể càng lớn thì lưng càng dễ bị đau. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến lưng của bạn khi lái môtô, ví dụ chiều cao.

Nếu sở hữu chiều cao trên trung bình, bạn sẽ phải khom và gập lưng, từ đó gây cảm giác đau nhức. Trong trường hợp này, bạn nên nâng cao tay lái để đỡ đau lưng.

Nếu sở hữu chiều cao dưới trung bình, bạn sẽ phải đối mặt với một vấn đề khác. Bộ phận trên cơ thể khiến lưng bạn bị đau lại là bàn chân. Vì thế, bạn nên hạ thấp tay lái, nếu có thể.

Đối với những dòng môtô không cho phép hạ thấp tay lái, bạn có thể nâng cao bàn đặt chân. Mục tiêu cuối cùng đều là cho phép bạn ngồi thẳng lưng.

Một số bộ phận trên xe

Có 3 bộ phận bạn có thể thay thế hoặc điều chỉnh để tránh cảm giác đau lưng khi ngồi lâu, đó là tay lái, yên và bàn đặt chân.

Tay lái

Tay lái môtô thường được thiết kế sao cho phù hợp với người điều khiển sở hữu chiều cao trung bình. Đương nhiên, không phải ai cũng có chiều cao đúng với thiết kế của tay lái.

Do đó, để ngồi thoải mái hơn mà không bị đau lưng, bạn nên đổi tay lái nguyên bản sang loại phù hợp hơn. Bạn có thể chọn loại cao, thấp hoặc rộng hơn, tùy theo nhu cầu. Khi mua xe, hãy quan sát kỹ tay lái để xem có phù hợp với số đo cơ thể hay không.

Yên xe

Thông thường, yên nguyên bản của những chiếc môtô đều có chất lượng trung bình. Bạn có thể thay sang loại thoải mái và phù hợp với cơ thể hơn để lái đường dài.

Bàn đặt chân

Thay đổi vị trí bàn đặt chân nghĩa là điều chỉnh tư thế ngồi. Nhiều loại xe môtô cho phép bạn nâng cao hoặc hạ thấp bàn đặt chân. Ngoài ra, bạn có thể mua loại khác để thay vào xe.

Phố “vá” đèn xe ôtô

Anh H hồ hởi khoe lang thang mãi khu này mới kiếm được bộ đèn trước đầy đủ của một chiếc Nissan hàng hiếm với giá chỉ 2 triệu VND, trong khi tham khảo mua trên mạng từ nước ngoài thì bộ đèn đó có giá tới 9,5 triệu VND (450 USD) chưa kể tiền vận chuyển về. Còn các bác tài taxi thì cho biết, do phải chịu trách nhiệm về hư hỏng va quệt nên khi bị bể đèn thì chỉ chạy xuống đây khắc phục vá lại chứ làm sao có tiền thay đèn mới được.

Ở Sài Gòn, cái nghề sửa chữa vá đèn xe hơi phát triển thành hẳn một khu phố và đáp ứng đa dạng nhu cầu.

Nghề độc đáo
Chẳng biết ai là ông tổ của nghề này trên con đường Trần Bình Trọng, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, cái nghề có lẽ phát triển theo sự xuất hiện của những chiếc xe hơi cũ trong những thập niên cuối của thế kỷ trước, khi những chiếc xe vì lý do nào đó bị vỡ mất đèn lái hay đèn đuôi xe. Bộ đồ nghề của người thợ chỉ gồm những thứ rất thô sơ như những chiếc bếp điện, vài cái mũi dao sắc, lưỡi cưa nhỏ, giũa sắt…

Những chiếc đèn của nhiều dòng xe đời cũ đa số có bề mặt phẳng đơn giản với những đường gân âm trên mặt đèn, không nhiều hoa văn nên chỗ bị vỡ dễ dàng được vá lại hay làm mới một phần đèn.

Một góc phố phục chế hoặc làm mới các hư hỏng của đèn.
Càng ngày nghề này càng được phát triển và tất nhiên tay nghề và độ tinh xảo cũng được nâng lên. Nghề truyền nghề là nét đặc trưng của nghề vá đèn xe, chỉ cần sự tỉ mỉ và bắt chước những người đi trước là có thể hành nghề được.

Lúc trước sử dụng bếp điện với dây may so đỏ rực để làm mềm tấm nhựa mi-ca thuận tiện cho việc uốn nắn, thì nay đã có một thứ khác thuận tiện hơn đó là các đèn khò mini gắn trực tiếp lên các bình ga mini rất cơ động và dễ dàng thao tác, song song đó là các máy cắt, mài cầm tay, mô-tơ 2 đầu mài và đánh bóng. Một loại keo phổ biến hay dùng là 502 và các mạt nhựa dùng để dán và ghép nối.

Các loại đèn ôtô ngày nay chủ yếu có phần vỏ che ngoài làm từ chất liệu nhựa nên dễ dàng về mặt sửa chữa, vá lỗ thủng hoặc tạo ra những hoa văn như đèn zin, nhưng phần lớn lại có độ cong và lượn nên đây là một yếu tố quyết định đến tay nghề cao hay thấp của thợ. Một người bình thường theo phụ việc trong khoảng 2 năm là có thể thành thục làm tất cả mọi việc liên quan đến sửa chữa và phục chế đèn.

Nơi hàn gắn nỗi đau vỡ đèn

Với những chiếc xe được bảo hiểm hai chiều hẳn hoi thì chuyện vỡ đèn là chuyện của bảo hiểm. Nhưng với những chiếc xe không có bảo hiểm, hay loại xe hiếm phụ tùng thì phố vá đèn Trần Bình Trọng là địa chỉ duy nhất được nghĩ tới.

Có thể các ngành nghề khác lao đao vì kinh tế suy thoái, nhưng với nghề này thì nó cứ bình bình như vậy chẳng hề hấn gì. Dạo một vòng phố lúc nào cũng thấy thợ ngồi làm luôn tay, có thợ ngồi làm đèn cho khách lấy liền với những vị trí vỡ đơn giản. Còn những ca phức tạp, đôi khi thợ phải làm cả ngày hay phải thêm ngày hôm sau nữa, chưa kể nguồn hàng gửi từ các tỉnh lân cận lên sửa chữa. Các xe taxi cũng là khách hàng thân thuộc của khu phố này để sửa chữa những va quệt vỡ đèn xảy ra như cơm bữa.

Những bộ đèn sau khi phục chế có thể sử dụng được ngay khi khách có nhu cầu.
Lúc rảnh rỗi thì những người thợ lại mang những bộ đèn cũ thu mua từ nhiều nguồn tân trang lại cho sáng bóng hơn, những chiếc đèn bị vỡ thu lại từ những gara làm bảo hiểm cho ôtô cũng được tận dụng để phục chế hoặc dùng lấy những phụ kiện trong đó làm linh kiên để vá đèn như bề mặt mi-ca, chân đế đèn, chóa… để tạo ra những bộ đèn mới có thể bán liền cho khách khi cần.

Ngoài chức năng như một nơi sửa chữa, vá đèn xe, khu phố này còn là nơi cung cấp các loại đèn xe hơi từ đời cũ cho đến mới với đủ loại từ hàng Đài Loan cho tới hàng zin, và đây cũng là nơi dân chơi các loại xe hiếm và cổ lang thang tìm kiếm những bộ đèn xe mà chẳng ai thèm quan tâm với giá hời, nếu mua từ eBay thì giá cũng trên trời và đôi khi có thể gặp khó khăn và lăn tăn về khâu thanh toán tiền cũng như chất lượng hàng khi được giao.

Một đoạn phố dài khoảng 700m mà có tới vài chục cửa hàng chuyên sửa chữa, làm mới các loại đèn ôtô. Cái nghề độc đáo này có lẽ vẫn sẽ phát triển với những người thợ cần mẫn, dùng các mũi dao sắc nắn nót tạo ra những hoa văn trên bề mặt tấm nhựa mi-ca như những chiếc đèn zin xe ôtô.

Kinh nghiệm kiểm tra và kéo dài tuổi thọ cho lốp xe

Giống như cần gạt nước kính chắn gió và lọc dầu, lốp xe là bộ phận dễ bị ăn mòn sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, lốp xe lại ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của xe cũng như bản thân người lái và hành khách. 

Việc kiểm tra và bảo dưỡng lốp xe rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của bản thân người lái cũng như những người xung quanh.

Cũng may là trước khi xẹp hoặc nổ, lốp xe thường có những dấu hiệu cảnh báo cho người lái. Dưới đây là một số “triệu chứng bệnh” của lốp xe mà chúng ta cần quan tâm và tìm biện pháp khắc phục.

Kiểm tra hông lốp

Hai phần chính cần được kiểm tra đầu tiên là hông và gai lốp. Gai lốp nằm trên mặt lốp nên được gia cố bằng nhiều tấm thép nhằm tránh bị dị vật đâm thủng. Tuy nhiên, phần hông lốp lại không được bảo vệ cẩn thận như vậy nên là phần dễ bị "tổn thương" nhất trên lốp xe.

Vì vậy, mỗi khi kiểm tra, bạn nên xem xét thành lốp cẩn thận và kỹ lưỡng nhất. Nếu phát hiện bất kì vết cắt, sùi hoặc nứt trên hông lốp, hãy đưa lốp xe đến đại lý để những người thợ chuyên nghiệp thẩm định. Một lời khuyên nữa là hãy luôn mang theo lốp dự phòng mỗi khi ra ngoài.

Kiểm tra gân lốp

Sau khi kiểm tra hông lốp, bạn nên kiểm tra qua gân lốp. Bắt đầu bằng việc kiểm tra độ sâu của gân. Việc này sẽ giúp bạn ước tính tuổi thọ của bộ lốp hiện đang sử dụng trước khi phải thay mới.

Mọi chiếc lốp đều có những mốc giúp kiểm tra độ mòn nằm dọc rãnh lốp giữa các gân lốp. Một khi những mốc này biến mất, đã đến lúc bạn nên thay một bộ lốp mới.

Trong khi kiểm tra, bạn cũng nên chú ý đến các vết mòn bất thường. Nếu độ mòn của lốp không đều nhau, hãy đánh dấu chỗ đó và tìm hiểu nguyên nhân. Thường thì có 3 nguyên nhân chính là lốp bị non, bị lệch và người sử dụng không đảo vị trí lốp thường xuyên.

Độ căng của lốp

Lốp không đủ độ căng là điều không tốt. Một bộ lốp non sẽ khiến hông lốp lún xuống. Từ đó, kéo theo tình trạng gân trên mặt lốp và cả hông lốp cũng bị mòn. Ngoài ra, lốp non cũng làm tăng lực cản và nhiệt độ, khiến lốp bị mòn nhanh hơn hoặc thậm chí gây nổ lốp.

Những chiếc lốp được bơm quá căng sẽ khiến lốp bị mòn ở giữa mặt lốp trong khi hai bên mặt lốp vẫn ở tình trạng khá tốt. Điều này cũng làm tăng tốc độ ăn mòn ở phần giữa mặt lốp và giảm tuổi thọ của lốp. Khi phát hiện thấy lốp quá căng, hãy giảm áp suất lốp xuống để đảm bảo lốp hoạt động ở điều kiện tốt nhất.

Khi bơm lốp, hãy chú ý đến nhiệt độ trung bình trong không khí. Nhiệt độ cao sẽ khiến không khí nở ra và tăng áp suất trong lốp. Ngược lại, nhiệt độ thấp sẽ khiến không khí co lại và giảm áp suất lốp. Vì vậy, hãy đều đặn kiểm tra áp suất lốp ít nhất 2 lần/tháng.

Cân chỉnh lốp

Lốp bị lệch có thể sẽ mòn không đều và mòn rất nhanh. Ngoải ra, tình trạng lệch cũng khiến độ bám đường của lốp xe giảm hẳn do diện tích tiếp xúc của mặt lốp với mặt đường bị thu hẹp. Khi phát hiện lốp bị lệch, hãy mang xe đến hãng để được kỹ thuật viên cân chỉnh lại.

Đảo vị trí lốp

Thông thường, lốp trước sẽ mòn nhanh hơn lốp sau do phải chịu ma sát nhiều hơn khi ôm cua. Ngoài ra, lốp trước ở những xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước mòn nhanh hơn ở các xe khác. Biện pháp khắc phục đơn giản nhất cho vấn đề này là đảo vị trí lốp trước và sau một cách định kỳ sau 9.000 – 12.000 km.

Thay dầu cho Vespa: Những điều ít người biết

Hầu hết người đi xe đều biết đến dầu máy để thay định kỳ. Nhãn hiệu dầu gì không quan trọng, quan tâm lớn nhất là đúng loại dầu. Thông số dầu máy thường được ghi rõ trên sản phẩm. Bản thân trên hầu hết các dòng xe Vespa, ngay gần nơi tiếp dầu, cũng có thông số được ghi rõ ràng.

Có 3 loại dầu cơ bản của xe Vespa mà người sử dụng phải lưu ý, đó chính là dầu máy, dầu láp và dầu phanh.

Dầu máy: 3.000 km thay một lần

Dầu máy là một phần không thể thiếu đối với một chiếc xe máy. Đặc biệt là những chiếc Vespa vốn luôn cần sự chăm sóc đúng cách. Dầu nhớt máy giúp giảm ma sát giữa các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, tản nhiệt và chống ăn mòn.
Thông số dầu được dập nổi trên máy của hầu hết các xe Vespa.

Piaggio Việt Nam khuyến cáo các dòng xe ga của hãng nên được thay dầu ENI 5W-40 định kỳ sau 3.000 km.

Dầu láp: 2 lần dầu máy, 1 lần dầu láp

So với sự thông dụng của dầu máy, dầu láp hay còn gọi là dầu hộp số lại khá mới mẻ đối với nhiều người. Những chiếc xe ga của Piaggio dùng liên kết bánh răng để dẫn động đến trục bánh xe và loại dầu bôi trơn cho hoạt động đó chính là dầu láp.

Ốc tháo dầu láp nằm khá sâu dưới ống xả.

Theo Piaggio Việt Nam, các dòng xe ga của hãng nên được thay dầu láp sau mỗi 10.000 km. Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm, chuyên viên tại Xuân Cầu chia sẻ: “Tại Việt Nam, điều kiện vận hành khắc nhiệt, cộng thêm bụi bẩn thì tốt nhất cứ nên thay dầu láp sau 6.000 km”. Có nghĩa là, sau 2 lần thay dầu máy là một lần thay dầu láp.

Ở trường hợp đặc biệt khi xe bị ngập nước dẫn đến chết máy thì cần phải thay dầu láp ngay lập tức. Khi nước vào láp sẽ kéo theo nhiều vấn đề như máy réo, hú, bi láp, bánh răng mòn… Đến khi hỏng hóc, chi phí sửa chữa cũng sẽ tăng lên rất cao.

Ngoài ra, chuyên viên của Xuân Cầu cũng cũng lưu ý khách hàng cũng nên để ý đến lọc dầu và lọc gió. Người dùng xe nên thay lọc dầu cùng kỳ với dầu láp, sau 6.000 km.

Xả dầu láp.

Thay dầu láp cho một chiếc Vespa LX.

Dầu phanh: Thay khi bóp phanh có dấu hiệu giật cục

Dầu phanh là phần dễ dàng nhìn thấy nhất khi được bố trí ở lỗ tròn ngay trên đầu xe, cạnh tay phanh. Nhiều người lầm tưởng khi nào hết dầu trong đó thì mới cần phải thay. Tuy nhiên, trên thực tế, dầu phanh không bao giờ hết mà chỉ chuyển hóa từ dạng lỏng sang dạng đặc, chuyển từ trong sang màu vàng đục. Đó là lúc nên thay dầu phanh.

Dầu phanh đảm bảo cho sự an toàn của người điều khiển.

Piaggio Việt Nam khuyến cáo người sử dụng nên thay dầu phanh sau mỗi 12.000 km. Chuyên viên tại Piaggio Xuân Cầu chia sẻ thêm về kinh nghiệm để biết khi nào cần thay dầu phanh: “Khi bóp phanh mà bạn thấy phanh cứng lại, dù bóp mạnh hay nhẹ, thì đó là biểu hiện của chai dầu phanh. Dầu phanh rất quan trọng, vì nếu chai dầu, xe sẽ bị giật cục gây nguy hiểm cho người lái khi vào cua hoặc đi vào đường trơn”.

Trời mưa có dùng xe điện?

Cách di chuyển hằng ngày của bạn góp phần quan trọng vào độ bền của xe. Với xe đạp điện cần lưu ý vào những bộ phận chính có thể gặp trục trặc, đó là: bình ắc-quy, hệ thống nạp, mô tơ và dây phanh, ga. 

Nếu đang sở hữu một chiếc xe đạp trợ lực điện, xe đạp điện hay xe máy điện, lưu ý sử dụng và bảo dưỡng đúng cách để chiếc xe bền bỉ hơn.

Tránh tăng ga đột ngột, phanh gấp

Tương tự như với xe ga, khi đi xe điện, tránh phanh gấp rồi tăng ga đột ngột. Cách làm này sẽ khiến ăc-quy (pin) của xe giảm đáng kể, về lâu dài, mô tơ bị ép hoạt động mạnh sẽ không bền. Nếu là xe đạp điện, bạn có thể đạp thêm vài nhịp trợ lực để bắt đầu hành trình. Tương tự khi lên dốc cao, đạp xe trợ lực hoặc giảm trọng tải để lên dốc mà không ảnh hưởng đến mô- tơ.

Trọng tải xe điện không quá 90kg, mô tơ và ắc quy đảm bảo tốt nhất hiệu năng khi đi một người

Nên dùng cho 1 người

Mỗi loại xe điện đều có một trọng tải khác nhau, loại nhỏ chở được trên 40kg, loại tải trọng nặng hơn cũng không quá 90kg. Vì vậy xe điện chủ yếu phục vụ cho 1 người, tối đa là 2 người di chuyển. Nếu sử dụng xe điện với trọng tải quá lớn sẽ gây sức ép đến mô tơ, khung vành và nan hoa. Có thể nhận biết khi di chuyển với 2 người trên xe điện khoảng 2 km, sức nóng gần ắc qui (pin) hoặc mô tơ rất rõ.

Bảo dưỡng cho xe điện

Với xe mới, trong quá trình chưa sử dụng, tự thân ắc quy sẽ xả điện, do vậy, khi mới mua một chiếc xe điện sử dụng ắc quy, bạn nên sạc 10 tiếng. Các lần sau sạc không quá 8 tiếng. Với pin, hiện nay thì cũng không cần thiết chú ý quá đến thời gian sạc pin, bởi chế độ tự ngắt khi đầy pin đã có mặt trên nhiều mẫu xe hiện đại.

Ắc quy sẽ đạt độ bền cao nhất khi có dòng điện phóng ra ở mức bằng 1/10 dung lượng đã nạp. Vì vậy, không nên đi hết hoàn toàn điện trước khi sạc. Tốt nhất là sạc khi ắc quy còn khoảng ¼ dung lượng.

Nên sạc điện cho ắc quy hoặc pin hằng ngày, hoặc ít nhất 1 lần/1 tuần, kể cả khi không sử dụng trong thời gian dài. Sử dụng nguồn điện ổn định khi sạc, không dùng điện từ nguồn máy phát.

Sử dụng và bảo dưỡng xe điện đúng cách sẽ giúp xe bền bỉ, an toàn hơn

Nhiều xe điện hiện nay quảng cáo về chế độ chống nước, chạy được cả khi trời mưa. Tuy nhiên, nếu gặp mưa lớn, hoặc đường ngập nhẹ (nước chưa chạm đến khay để ắc quy) thì hiện tượng ẩm, hấp hơi nước cũng đã xảy ra, ảnh hưởng đến tuổi thọ của ắc quy (pin). Cũng không nên rửa xe điện với vòi áp lực mạnh với cùng lý do trên.

Kết cấu của một chiếc xe đơn giản nhưng nhiều xe điện hiện nay có tốc độ khá cao: trên 40km/h, vì vậy việc kiểm tra các linh kiện của xe là cần thiết. Nên kiểm tra phanh xe, độ bám, độ "dơ", nếu xuất hiện tiếng kêu thì cần tra dầu ngay, tốt nhất là 1 tháng 1 lần. Ngoài ra cũng nên bôi mỡ phần trục trước, trục giữa 6 tháng 1 lần để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Những công nghệ "hot" nhất ở trên các mẫu xe của năm 2014

Song song với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô là sự phát triển của những công nghệ và phát minh mới như hộp số tự động, điều hòa nhiệt độ, công nghệ tiết kiệm nhiên liệu vác các tính năng an toàn khác.

Sức hấp dẫn của mỗi chiếc xe không chỉ nằm ở sức mạnh và dáng vẻ mà còn nằm ở những công nghệ và tính năng hiện đại mà nó mang trong mình.

 Dưới đây là những tính và công nghệ mới đem lại sự tiện nghi, thoải mái và an toàn xuất hiện trên các mẫu xe mới của năm 2014.

Tự động đi theo làn đường

Tính năng này xuất hiện trên các mẫu xe mới của hãng Infiniti và Mercedes-Benz. Hệ thống này gồm nhiều máy quay và cảm biến giúp quan sát và đánh giá đoạn đường phía trước sau đó tự động điều chỉnh bánh lái giúp xe đi đúng làn đường của mình trên xa lộ. Có thể nói hệ thống này đã giúp hai hãng xe trên tiến gần hơn với công nghệ của tương lai – công nghệ tự động lái.

Công nghệ giữ phanh tự động

Mẫu RLX của Acura được trang bị công nghệ giữ phanh tự động giúp phanh xe trong khoảng thời gian dài chờ đèn đỏ hoặc chờ tàu mà người lái không cần phải đặt chân lên phanh.

Máy hút bụi tích hợp của Honda

Chiếc minivan Odyssey 2014 của Honda được tính hợp một máy hút bụi nằm ở khoang chứa hành lý phía sau xe, khách hàng hoàn toàn có thể thay thế bộ phận lọc, hộp chứa rác, các bộ phận đi kèm và một chiếc ống có khả năng với tới mọi ngóc ngách bên trong khoang lái.

Nắm cửa chìm

Nhằm hướng đến sự thanh khiết trong thiết, mẫu xe thể thao Jaguar F-Type mới được trang bị nắm cửa chìm vào thân xe, chiếc nắm cửa đặc biệt này sẽ lộ diện khi khách hàng chạm vào nó hoặc chiếc xe được mở khóa thông qua chìa khóa từ. Khi chiếc xe bắt đầu chuyển động, nắm cửa lại tự động “chìm” xuống, chiếc F-Type lại trở về với dáng vẻ bóng bẩy, mượt mà và đảm bảo tính khí động học.

Massage đá nóng

Mẫu Mercedes-Benz S-Class mới có hệ thống ghế trước được trang bị 14 bong bóng khí có khả năng giả lập phương pháp trị liệu massage đá nóng, mang lại cảm giác thoải mái cho người lái.

Cửa sổ chống nước và hơi ẩm

Mẫu sedan mới của Kia là Cadenze được trang bị cửa sổ có khả năng làm “trôi tuột” nước và hơi ẩm nhằm giúp người lái không bị hơi ẩm cản tầm nhìn khi đi trong thời tiết mưa lớn.

i-ELOOP

i-ELOOP là công nghệ mới xuất hiện trên mẫu Mazda6 có tác dụng dự trữ động năng nhằm cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử của xe như đèn, hệ thống điều hòa và hệ thống âm thanh , qua đó giúp giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu của chiếc xe.

i-Key

Mẫu sedan hạng sang Q50 được Infiniti trang bị công nghệ i-Key cho phép hành khách tùy chỉnh thống số xe, nhận diện người dùng thống qua khóa từ hoặc điều chỉnh mọi thứ như ghế ngồi, gương, hệ thống điều hòa, radio và hệ thống dẫn đường.

Nhận diện người đi đường và chức năng phanh hoàn tự động

Đây là công nghệ an toàn mới nhất đến từu Volvo giúp tránh các tính huống và chạm với người đi bộ hoặc đi xe đạp trên đường. Công nghệ này xuất hiện trên hai mẫu S60 và XC60 của hãng, hệ thống này sẽ cảnh báo người lái xe nếu có người đi bộ hoặc đi xe đạp bất ngờ xuất hiện trên lộ trình của xe, thậm chí hệ thống này còn có thể phanh xe nếu người lái xe không kịp thời phản ứng khi thấy cảnh báo.

Những bí kíp phải thuộc nằm lòng để đối mặt cùng với mưa bão khi đang lái xe

Cách tối ưu để tránh bị sét đánh khi ngồi trong xe.

Để tay lên đùi, không nghe điện thoại, không chạm và các vật kim loại

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích khi lái xe trong thời tiết khắc nghiệt.

Trời mưa lớn

Trong điều kiện trời mưa lớn, bạn nên giảm tốc độ xe, bật đèn hazard, di chuyển chậm rãi và giữ khoảng cách nhất định với các xe ở cả phía trước và phía sau. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý các xe đi trước để ước tính mực nước, nếu mực nước quá cao thì tốt nhất là bạn nên tìm một chỗ cao ráo đỗ lại và chờ trời hết mưa. Tuy nhiên nên tránh đỗ xe ở dưới cột điện hoặc cây cối để tránh bị sét đánh.

Về sấm sét, có nhiều người tin rằng bạn sẽ được an toàn trong trường hợp bị sét đánh bởi bộ lốp của bạn có thành phần kim loại đã tiếp đất. Nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm bởi một chiếc xe hơi có thể hoạt động như một chiếc “lồng Faraday”.

Trong trường hợp bị sét đánh, chiếc xe sẽ phân bố toàn bị điện năng đi khắp các chi tiết bằng kim loại trong xe. Vì vậy một khi đã tìm được nơi đỗ xe an toàn, bạn hãy tắt máy, ngồi yên trong xe, không tựa vào cửa xe cũng như đặt tay lên vô-lăng, cần số hay bất cứ thiết bị nào bằng kim loại hoặc hoặc các thiết bị điện. Ở Mỹ từng có một số sĩ quan cảnh sát bị thương nặng do sét đánh khi đang sử dụng bộ đàm trên xe.

Bão lớn

Không xảy ra một cách bất thình lình như những cơn mưa vì bão hình thành ở ngoài biển rồi mới di chuyển vào đất liền. Vì vậy điều bạn cần làm là theo dõi sát sao diễn biến của bão trên các phương tiện truyền thông đại chúng và nếu không có việc gì thực sự cần thiết và cấp bách, bạn nên ở nhà.

Trong trường hợp bạn đi từ vùng khác đến nên không nắm được diễn biến của bão và đang ở ngoài đường đúng lúc bão đổ bộ, nhanh chóng chọn một nơi an toàn như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa để trú ẩn. Tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm bợ, những nơi có nhiều bảng hiệu quảng cáo. Nếu có thể thì hãy quay xe và di chuyển xa khỏi cơn bão.

Lốc xoáy

Đây là kiểu thiên tai nguy hiểm nhất, xuất hiện bất thình lình như những cơn mưa nhưng có sức tàn phá khủng khiếp. Nếu bạn gặp phải lốc khi đi trên đường. Giải pháp tốt nhất là rời bỏ phương tiện và trú ẩn ở một nơi kiên cố hoặc hào, mương, rãnh nếu có. Ngược lại nếu bạn đang ở nơi có địa hình bằng phẳng và thoáng thì bạn nên ở trong xe, thắt dây an toàn, lấy tay hoặc chăn che đầu và cúi thấp người xuống. Nếu đủ can đảm và tỉnh táo thì quay đầu xe cũng là một cách không tồi.

Tùy vào tình huống mà bạn nên bình tĩnh chọn cho mình một cách an toàn nhất để vượt qua được những thiên tai kể trên. Có sự chuẩn bị, bình tĩnh và nắm rõ thông tin là những yếu tố có thể giúp bạn an toàn vượt qua thời tiết khắc nghiệt.

Túi khí ngoại thất xe hơi chỉ cần 20-30 giây là bung ra

Trong năm 2012, hãng Volvo cũng từng ra mắt hệ thống túi khí ngoại thất đầu tiên trên thế giới trên mẫu xe V40. Các cụm cảm ứng được tích hợp trên cản va trước sẽ ghi nhận va chạm giữa hai xe. 

Hệ thống túi khí ngoại thất xe hơi được kỳ vọng sẽ xuất hiện trên dòng sedan hạng sang của Đức vào cuối thập kỷ này.

Túi khí ngoại thất bung ra ở bên ngoài xe là công nghệ an toàn mới nhất của ngành sản xuất ôtô thế giới. Các túi khí sẽ bung ra từ bậc cửa lên xuống trong vòng 20-30 giây và bảo vệ sườn xe trong trường hợp đâm ngang.

Đây là công nghệ mới do hãng TRW Automotive thiết kế. Hiện nay, hãng TRW Automotive đang phát triển hệ thống radar và camera để tìm ra thời điểm bung chính xác của túi khí ngoại thất. Họ hi vọng hệ thống túi khí ngoại thất mới sẽ được ứng dụng trên dòng sedan hạng sang của Đức trước khi thập kỷ này kết thúc.

Túi khí ngoại thất xe hơi của TRW Automotive.

"Đâm ngang hông hiện vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất cho người tham gia giao thông. Đâm ngang hông chiếm tỷ lệ 37-40% trong tổng số các vụ tai nạn", ông Norbert Kagerer, phó chủ tịch TRW Automotive, phát biểu.

Dự án của hãng TRW Automotive được Ủy ban châu Âu tài trợ vốn và khởi động từ 3 năm trước tại Tây Ban Nha. Túi khí ngoại thất hiện đang được thử nghiệm dài 200 cm, cao 70 cm và có dung tích 200 lít.

Xe mô hình của TRW Automotive.

Hãng TRW Automotive còn chế tạo hẳn một chiếc xe bằng acrylic với kích thước như thật để minh họa phương thức hoạt động của hệ thống túi khí ngoại thất. Ngoài ra, xe mô hình của TRW Automotive còn được trang bị hệ thống radar tiên tiến có tác dụng cảnh báo tài xế về nguy cơ va chạm và sự xuất hiện của người đi đường.

Hãng TRW Automotive tin xe hơi sẽ được trang bị nhiều hệ thống an toàn thông minh hơn trong vài thập kỷ tới với khả năng dự đoán trước cả điều kiện đường sá.

Tác dụng của hệ thống do Volvo phát triển là giảm nguy cơ đập vào cửa kính cho người ngồi trong xe trong trường hợp va chạm. Đồng thời, hệ thống còn kích hoạt túi khí rèm để bảo vệ an toàn cho người ngồi trong xe.

"Bí kíp" chống ngủ gật khi lái xe ôtô

Bằng một số cách đơn giản như ăn vặt, nhai kẹo cao su hoặc dùng khăn ướt để lau mặt và cổ.

Khi thấy dấu hiệu buồn ngủ, bạn nên nhanh chóng dập tắt.

Uống nước tăng lực

Bạn có thể dùng nước tăng lực để đánh thức các giác quan trên cơ thể. Nước càng thơm thì càng có tác dụng. Tất nhiên, trước khi uống, bạn nên tấp vào lề để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người tham gia giao thông khác.

Uống thật chậm

Khi bạn buồn ngủ, café chính là loại đồ uống "cứu cánh" phù hợp nhất, ngoài nước tăng lực. Nên nhớ là phải uống thật chậm để đầu óc dần trở về trạng thái bình thường và hết buồn ngủ.

Ăn vặt

Nếu mang theo đồ ăn vặt, hãy thưởng thức chúng khi cơn buồn ngủ ập đến. Tấp gọn xe vào lề và ăn từng miếng nhỏ thật chậm rãi. Làm như vậy, bạn sẽ dần hết buồn ngủ.

Tránh đồ ngọt

Đường sẽ gây ra một số phản ứng trong cơ thể khiến bạn từ từ trở nên uể oải và đờ đẫn. Đường được đưa vào cơ thể bạn càng nhanh thì tác động càng rõ rệt. Do đó, hãy tránh ăn hoặc uống đồ có nhiều đường khi lái xe.

Bật đèn trong xe lên

Khi lái xe vào ban đêm, bạn nên bật đèn lên. Bóng tối khiến cơ thể sản sinh một loại hormone có tên melatonin gây ra cảm giác buồn ngủ nhanh hơn cả sự mệt mỏi.

Hãy lên kế hoạch di chuyển và bật đèn trong xe trước khi bạn kiệt sức. Melatonin sẽ khiến bạn không thể tỉnh táo nếu chưa được chợp mắt khoảng 15 phút.

Hạ thấp nhiệt độ

Khi thấy dấu hiệu buồn ngủ, bạn nên hạ nhiệt độ xuống mức thấp hơn bình thường. Tất nhiên, đừng để nhiệt độ quá thấp vì cơ thể bạn cần được giữ ấm.

Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su sẽ giúp bạn tránh tình trạng ngáp liên tục. Đây cũng là cách đơn giản để chống chọi với cơn buồn ngủ. Cứ tiếp tục nhai dù miệng bạn đã quá chán với việc đó.

Kẹo cao su là bạn đường không thể thiếu của các tài xế lái xe tải đường dài. Tác dụng của kẹo cao su trong việc chống ngủ gật đã được chứng thực.

Dùng khăn ướt để lau mặt và cổ

Khăn ướt mát lạnh và thơm tho sẽ mang đến cảm giác tỉnh táo cho bạn.

Nghe bài hát mà bạn ghét

Bài hát bạn càng ghét thì càng có tác dụng. Đừng dại mà nghe những bài hát bạn yêu thích, đặc biệt là loại nhạc có giai điệu du dương. Làm như vậy, bạn sẽ chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay.

Nếu có thể, hãy bật đài sang kênh mà bạn ghét và vặn to âm lượng lên.

Hát theo đài hoặc nói chuyện với người ngồi trong xe

Đừng nói chuyện điện thoại vì rất nguy hiểm và có thể bị cảnh sát phạt. Thay vào đó, bạn hãy hát theo đài hoặc nói chuyện với người ngồi cùng trong xe, nếu có. Cả hai cách này đều không ảnh hưởng nhiều đến khả năng tập trung lái xe của bạn mà lại đẩy lui cơn buồn ngủ hiệu quả.

Mở cửa sổ

Những cơn gió mạnh và lạnh thổi vào mặt sẽ giúp bạn tỉnh táo. Tuy nhiên, chỉ nên để  cửa sổ mở một lúc cho đến khi bạn hết buồn ngủ. Nếu cửa sổ mở lâu, gió sẽ làm bạn bị khô mắt và giảm khả năng quan sát, đặc biệt với những ai đeo kính áp tròng.

Thường xuyên lắc đầu sang hai bên và hít thở sâu

Nếu quá buồn ngủ, bạn thậm chí có thể tự tát vào mặt mình. Còn không, bạn nên thường xuyên lắc đầu sang hai bên và hít thở sâu để tránh buồn ngủ.

Uống thuốc chống buồn ngủ

Nếu chưa bao giờ tránh được cơn buồn ngủ trong lúc lái xe, bạn nên dùng đến thuốc. Đặc biệt là những người bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ vì phải làm việc theo ca.

Chỉnh ghế vào vị trí không quen thuộc

Vị trí ngồi lạ lẫm sẽ khiến cơ thể bạn không thấy thoải mái, từ đó "đập tan" cảm giác buồn ngủ. Tất nhiên, chỉnh thế nào thì chỉnh, bạn vẫn phải đảm bảo khả năng quan sát đường phía trước và qua gương chiếu hậu. Khi cảm thấy quen với vị trí mới, tiếp tục chỉnh lại ghế.

Làm một việc gì đó đòi hỏi sự kết hợp của nhiều giác quan

Gặm bánh quy giòn hoặc ăn hạt hướng dương là những gợi ý không tồi. Chúng khiến các giác quan trên cơ thể bạn bận rộn cùng một lúc mà không gây mất tập trung trong quá trình lái xe.

Ví dụ như khi ăn hạt hướng dương, bạn phải thực hiện một số bước. Cụ thể là đưa hạt hướng dương vào miệng, cắn vỡ vỏ và nhằn ra ngoài, nhai rồi nuốt. Như vậy, bạn sẽ phải dùng cả xúc giác lẫn vị giác.

Đừng quên chuẩn bị sẵn một chiếc cốc nhựa để nhổ hạt hướng dương vào đó. Nếu không, bạn sẽ mất không ít thời gian cho việc dọn dẹp hạt hướng dương trong xe khi về nhà.

Nhai đá

Thật khó giải thích vì sao nhưng nhai đá là phương pháp chống buồn ngủ rất hiệu quả đối với một số người. Bạn không nhất thiết phải nhai nhưng cảm giác lạnh tỏa ra từ cục đá sẽ khiến đầu óc trở nên tỉnh táo.

Những mẹo nhỏ giúp bạn tránh mua phải xe bị ngập nước

Bạn có thể tự mình kiểm tra và nhận biết một chiếc xe đã từng bị ngập nước.

Với những mẹo nhỏ đơn giản

Chọn đại lý uy tín

Điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi muốn mua một chiếc xe cũ là hãy lựa chọn một đại lý uy tín bởi một khi đã có tiếng thì các đại lý này sẽ không dại dột để chút lợi nhuận phá hỏng chữ “Tín” mà họ đã dày công gây dựng. Tuy nhiên bạn cũng nên hỏi rõ xem chiếc xe mà bạn muốn mua đã từng bị ngập nước hay chưa. Nếu câu trả lời không rõ ràng thì hãy bỏ qua chiếc xe đó. Thêm vào đó, bạn cũng nên hỏi xem đăng ký xe để xem xe có xuất xứ từ vùng hay bị lũ lụt hay không. Ngoài ra nếu xe quá rẻ so với giá thị trường thì bạn cũng nên cẩn thận.

Mùi của xe

Một cách đơn giản và nhanh chóng giúp nhận ra xe đã bị ngâm nước chính là ngửi mùi của xe. Một chiếc xe nếu đã bị ngâm nước thì rất khó để loại bỏ mùi khó chịu do ẩm mốc gây nên. Nghe có vẻ kỳ quặc nhưng bạn hãy ngồi vào trong, đóng kín cửa xe và hít một hơi thật sâu, nếu có mùi ẩm mốc thì khả năng cao là chiếc xe này đã từng bị ngập nước. Bên cạnh đó, nếu người bán xe cố tình mở điều hòa lớn chứng tỏ họ đang cố dùng mùi điều hòa để giấu đi mùi khó chịu trên xe.

Dây an toàn bóc mẽ xe ngập nước hiệu quả

Ngoài mùi xe ra bạn cũng nên kiểm tra độ ẩm ở một số vị trí nhất định trên xe vì nếu một chiếc xe từng bị ngập nước thì nước sẽ đọng lại ở một số nơi mà người bán xe cũng không ngờ đến.

Nếu có thể bạn hãy sờ thử vào thảm xe hoặc lật thảm lên để xem có nước đọng lại ở đó không, rỉ sét cũng là một dấu hiệu chứng tỏ xe đã từng bị ngâm nước. Bên cạnh đó hãy kéo dây an toàn ra hết mức có thể để xem dây có bị ố màu không. đây là một chi tiết mà những showroom xe quên không để ý đến khi tân trang lại cho xe ngập nước.

Bạn cũng nên kiểm tra thảm ở cốp xe, nhấc lốp dự phòng ra và kiểm tra xem có nước, bùn bẩn đọng lại ở đó hay không vì có thể đó là những vị trí mà người tân trang xe bỏ qua khi làm việc.

Dấu hiệu ăn mòn

Ngoài rỉ sét ra thì các dấu vết ăn mòn cũng “tố cáo” rằng chiếc xe đã từng bị ngâm nước. Các dấu hiệu ăn mòn khó có thể che dấu bởi mặc dù đã được “sấy khô” nhưng hiện tượng ăn mòn trên xe vẫn tiếp tục diễn ra.

Vì vậy hãy chú ý quan sát các chi tiết bằng kim loại ở cả trong lẫn ngoài xe như đinh vít, bản lề cửa, lò xo, chốt cốp… Thêm vào đó, hãy kiểm tra dưới gầm xe xem có dấu hiệu bị ăn mòn hay không. Ngoài ra, hãy kiểm tra ở các vị trí gần các chi tiết bằng cao su hoặc crôm. Nếu phát hiện các bong bóng nhỏ thì chứng tỏ chiếc xe đã được sơn lại khá tỉ mỉ nhằm che đi cá vết rỉ sét.

Nội thất

Hãy kiểm tra kỹ trước sau và dưới ghế ngồi để tìm kiếm các vết ố bẩn do ngập nước gây ra. Ngoài ra nếu một chiếc xe cũ lại được phủ thảm mới thì bạn cũng nên cẩn thận bởi có thể chiếc thảm cũ cùng với những vết ố bẩn do nước đã bị thay thế. Một mẹo nữa là chú ý xem màu của ghế ngồi, thảm và trần xe có trùng màu cũng như độ mới không.

Hệ thống điện

Hệ thống điện hư hỏng do ngâm nước có thể sẽ là một mối nguy tiềm ẩn với sự an toàn của hành khách trên xe nên hãy cẩn thân kiểm tra cả các thiết bị điện trên xe.

Đầu tiên hãy lôi đống dây dợ ở dưới bảng điều khiển ra và gập chúng lại, nếu chúng bị giòn và vỡ ra thì chứng tỏ xe đã từng bị ngập nước nặng. Bên cạnh đó, việc lái thử xe cũng cần thiết để phát hiện thêm các dấu hiệu khác.

Khi khởi động máy, hãy chú ý đến khác âm thanh lạ, để ý xem có khói hay mùi lạ khi khởi động xe hay không. Kiểm tra đèn ở bảng điều khiển, đèn chiếu sáng, đèn xi nhan và đèn hazard. Bật điều hòa, thử cần gạt nước xem chúng có hoạt động bình thường không. Cũng nên bật và nghe thử radio trên xe, nếu tiếng bị nhiễu, méo hoặc không có tiếng thì có thể xe đã bị ngâm nước. Thậm chí nếu xe được trang bị một dàn radio mới tinh thì cũng có khả năng chiếc radio hỏng do ngâm nước đã bị thay thế.

Dầu máy

Màu sắc và độ nhớt của dầu máy cũng có thể cho bạn biết quá khứ của chiếc xe. Những chiếc xe từng bị ngâm nước thì dầu máy sẽ có màu cà phê sữa, sữa sô-cô-la hoặc bạc màu. Khi chạm vào dầu máy của xe đã từng bị ngâm nước bạn cũng sẽ thấy nhớp nháp. Ngoài ra hãy kiểm tra các tấm lọc khí, nếu có vết ổ bẩn thì chứng tỏ xe từng bị ngập nước.

Cụm đèn và bảng điều khiển

Cụm đèn là nơi khó có thể xóa đi dấu vết của chiếc xe đã bị ngập nước. Bạn hãy kiểm tra cẩn thận cụm đèn trước và sau xe, nếu đèn bị mờ chứng tỏ chúng đã từng bị vào nước. Bảng điều khiển cũng có dấu hiệu tương tự.

Vết bẩn còn sót lại

Một chiếc xe ngập nước dù đã được tân trang cẩn thận nhưng có thể cỏ và đất cát vẫn còn sót lại ở các vị trí như hộc để đồ, kẽ hở động cơ, cốp xe, dưới lốp dự phòng, dưới bảng điều khiển, dưới ghế ngồi và hệ thống dây điện. Nếu phát hiện thấy cỏ và đất cát ở những vị trí này thì có thể bạn đang ngồi trên một chiếc xe từng bị ngập nước.

Nhờ đến chuyên gia

Mua xe là một khoản đầu tư lớn, vì vậy nếu vẫn không chắc chắn về độ “khô ráo” của chiếc xe cũng như mua phải một chiếc xe tồi khiến bạn tiền mất tật mang thì cách tốt nhất là hãy nhờ đến sự giúp đỡ của một người am hiểu về vấn đề này. Họ sẽ biết rõ các dấu hiệu thể hiện chiếc xe đã từng bị ngâm nước cũng như các nơi cần phải kiểm tra như vô lăng, phanh xe…

Những vật dụng cần chuẩn bị trước khi lái xe vô vùng lũ

Mới đây, vụ tử vong của ông Nguyễn Tài Dũng, phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Nghệ An khi đi vào vùng lũ để cứu trợ cho người dân bị ngập lụt đã để lại tiếc thương cho biết bao nhiêu người. Ông Dũng và tài xế riêng đã dùng một chiếc Toyota 7 chỗ để đi vào vùng lũ.

Nếu chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đi xe vào vùng lũ, bạn hoàn toàn có thể tự cứu sống bản thân và những người đi cùng.

Tuy nhiên, khi đến gần sông Hoàng Mai, chiếc xe của ông Dũng đã bị nước lũ cuốn trôi. Người tài xế may mắn thoát ra ngoài qua cửa sổ xe. Trong khi đó, ông Dũng bị mắc kẹt lại và tử vong trên xe cùng số đồ cứu trợ.

Qua đó, có thể thấy, lái ôtô đi vào vùng lũ cũng đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn. Thậm chí, bạn có thể bỏ mạng trong xe vì bị nước lũ cuốn trôi.

Tuy nhiên, nếu chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi, bạn hoàn toàn có thể tự cứu sống bản thân trong trường hợp xấu nhất. Dưới đây là những vật dụng bạn cần mang theo trước khi lái xe vào vùng lũ.

Chuẩn bị cho xe

Tìm điểm yếu

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra hệ thống kính và cửa sổ xe. Làm như vậy là để xác định điểm yếu nhất của kính xe. Sau đó, dùng băng dính đỏ dán vào mặt ngoài cửa sổ để đánh dấu điểm yếu.

Kiểm tra hệ thống nâng, hạ kính

Tiếp đến là kiểm tra hệ thống nâng, hạ kính của 4 cửa xe xem có gì trục trặc hay không. Khi xe bị rơi xuống nước, hệ thống nâng, hạ kính xe đóng vai trò sống còn. Mở được cửa sổ xe nghĩa là bạn có cơ hội thoát ra ngoài và sống sót.

Búa phá kính

Búa phá kính kèm đèn pin.

Mua búa phá kính chuyên dụng và để gần 4 cửa sổ xe. Hiện nay, búa phá kính được bày bán khá nhiều tại các cửa hàng phụ kiện ôtô. Bạn có thể mua loại búa phá kính tích hợp cả đèn pin và phát ra tiếng kêu. Búa có xuất xứ Trung Quốc và sở hữu giá bán khoảng 400.000 Đồng.

Áo phao cứu hộ

Khi đi vào vùng lũ, dù biết bơi hay không, bạn cũng dễ dàng bị cuốn trôi. Do đó, đừng tự tin là mình biết bơi là xem nhẹ áo phao cứu hộ.

Áo phao cứu hộ loại thông thường.

Trước khi đi vào vùng lũ, hãy chuẩn bị áo phao cứu hộ cho bản thân và những người đi cùng. Loại áo phao cứu hộ thông thường có giá khoảng 50.000 Đồng tại Việt Nam.

Áo phao cứu sinh loại tự bơm phồng.

Trong khi đó, áo cứu hộ của Hàn Quốc đắt hơn với giá gần 1 triệu Đồng. Bù lại, áo cứu hộ Hàn Quốc có dây giật để bơm hơi tiện dụng như loại dùng trên máy bay. Lưu ý, bạn phải thoát ra khỏi xe trước sau đó mới giật dây để bơm hơi cho áo phao cứu hộ.

Vạt che mưa

Lắp vạt che mưa cho cửa sổ để có thể nâng, hạ kính liên tục trong quá trình di chuyển qua vùng lũ.

Bóng nhựa

Lắp thêm bóng nhựa màu đỏ trên nóc xe, đi kèm một cuộn dây dài khoảng 15-20 mét. Làm như vậy, xe của bạn sẽ dễ được tìm thấy hơn khi bị lũ cuốn trôi.

Đèn nhấp nháy gắn trên nóc ôtô.

Ngoài ra, bạn có thể mua loại đèn nhấp nháy để gắn trên nóc xe. Ví dụ như loại đèn 12V trong ảnh bên dưới có giá 120.000 Đồng. Trong khi đó, loại đèn dùng pin chống nước có giá 250.000 Đồng.

Chuẩn bị cho bản thân

Bình dưỡng khí và mặt nạ ôxy

Bạn có thể chuẩn bị thêm bình dưỡng khí và mặt nạ ôxy cỡ nhỏ để thở khi xe chìm xuống nước mà chưa thể thoát ra ngoài. Nhờ đó, bạn sẽ có thêm cơ hội và thời gian để mở cửa xe và thoát ra.

Trang phục

Khi đi vào vùng lũ, bạn nên mặc loại quần áo dễ cởi. Làm như vậy, trong trường hợp xe bị lũ cuốn và chìm xuống nước, bạn có thể cởi bớt quần áo và thoát ra khỏi xe. Mặc quá nhiều quần áo sẽ gây khó khăn cho bạn khi bơi lên mặt nước.

Bạn nên đi dép dễ cởi thay vì đi giày. Nếu buộc phải đi giày, bạn nên chọn loại dễ tháo như giày "lười".

Điện thoại

Dùng điện thoại có phím bấm cứng, pin lâu và sóng "khỏe".

Nên mang theo loại điện thoại có phím bấm cứng, pin lâu và sóng "khỏe" để dễ gọi cứu hộ. Bạn có thể dùng ni-lông để bọc kín điện thoại sao cho nước không ngấm vào và gây hỏng hóc.

Điều cần làm trước khi tiến vào vùng lũ

Hướng dẫn vị trí

Người lái cần hướng dẫn cách thoát hiểm cho hành khách khi gặp trường hợp khẩn cấp. Ví dụ như vị trí của búa phá kính, cách tháo khóa dây đai an toàn và mở cửa sổ.

Với những loại ôtô đời cũ, cửa sổ vẫn là loại mở bằng tay nên hành khách phải thao tác thật nhanh. Trong khi đó, những loại xe đời mới với cửa sổ chỉnh điện thì việc mở sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Hướng dẫn mặc áo phao

Sau đó, người lái yêu cầu các hành khách mặc áo phao vào và hướng dẫn cách sử dụng áo phao. Mỗi loại áo phao lại có cách sử dụng khác nhau.

Đầu tiên là loại áo phao thông thường. Bước 1 là dùng ngón trỏ và ngón cái ấn mạnh vào phần giữa khóa trước ngực để mở khóa. Bước 2, nới rộng phần dây choàng qua đùi ở phía dưới áo. Bước 3, điều chỉnh khóa ở hai bên hông bằng cách kéo phần dây còn thừa ở đầu khóa ra phía trước hoặc sau. Bước 4 là mặc vào người, dùng hai tay ấn đầu khóa lại. Bước 5, vòng hai dây qua đùi và ấn khóa lại, điều chỉnh dây cho vừa với đùi. Ở bên trong áo có túi nhỏ đựng còi để bạn thổi khi muốn kêu cứu.

Trong khi đó, với loại giật dây, bạn chỉ cần mặc vào và thắt chặt dây áo quanh eo. Nhớ không làm phồng áo khi vẫn đang còn trong xe. Sau khi thoát ra khỏi xe, bạn hãy làm phồng áo bằng cách giật mạnh thẻ đỏ. Trên áo phao cũng có đèn và còi để gây sự chú ý.

Chú ý nghe ngóng

Khi đi vào vùng lũ, người lái hãy tắt hệ thống giải trí của xe và hạ kính để nghê âm thanh bên ngoài tốt hơn.

Khi xe bị nước lũ tấn công

Người lái phải thật bình tĩnh để hướng dẫn hành khách những việc cần làm như mặc áo phao, đem theo điện thoại đã bọc ni-lông và dùng búa phá kính để thoát ra ngoài. ngay sau khi thoát ra khỏi xe, hãy giật áo phao và bật đèn tín hiệu hoặc thổi còi để nhanh chóng được cứu hộ.

Sau khi nổi lên mặt nước, hướng theo lực nước để bám sát lại với nhau để bảo vệ tốt hơn. Dùng điện thoại gọi ngay số khẩn cấp để được cứu hộ.

5 điều nên làm trước khi thay lốp mới cho xe

Lốp là một trong những bộ phận cơ bản và cần thiết nhất của xe ôtô. Không chỉ cho phép xe chạy bon bon trên đường, lốp còn ảnh hưởng đến khả năng vận hành cũng như mức tiêu thụ nhiên liệu. 

Trước khi quyết định thay lốp mới, bạn nên cân nhắc thời điểm, điều kiện đường sá và thời tiết ở khu vực sinh sống cũng như loại lốp phù hợp với xe.

Quan trọng hơn, những chiếc lốp cũ và mòn có thể gây nguy hiểm cho bạn cũng như mọi người xung quanh khi lưu thông trên đường. Do đó, dù xe có đắt tiền và tuyệt vời đến mấy mà không được trang bị bộ lốp chất lượng cao thì tất cả cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lúc nào cần thay lốp mới và chọn lựa như thế nào cho phù hợp với xe của mình. Dưới đây là 5 bước đơn giản để bạn chọn lốp phù hợp khi cần thay mới cho xe.

Bước 1: Bảo dưỡng lốp thường xuyên

Nếu lốp xe chưa đến lúc phải thay, bạn cũng đừng chủ quan và lơ là. Phải thường xuyên bảo dưỡng lốp cho đến thời điểm cần thay.

Sau 5.000 - 10.000 dặm, tương đương 8.000 - 16.000 km, bạn phải kiểm tra lốp xem có bị mòn quá không. Thường xuyên bơm lốp đúng áp suất để kéo dài tuổi thọ của chúng.

Bước 2: Xác định thời điểm cần thay lốp

Hãy quan sát kỹ lốp cũ trên xe của bạn để phát hiện những dấu hiệu cần thay mới. Hiển nhiên, nếu lốp bị xì hơi hoặc các thành phần tách rời rõ ràng, bạn chẳng cần suy nghĩ nhiều ngoài việc thay mới.

Trong khi đó, những dấu hiệu nhỏ hơn như ta-lông lốp bị mòn lại khó phát hiện nhưng cũng không thể bỏ qua. Phương pháp phổ biến nhất để xác định xem có cần thay lốp mới hay không là sử dụng một đồng xu.

Đầu tiên, bạn đặt đồng xu vào giữa ta-lông lốp. Nếu bạn vẫn nhìn thấy rõ nhữn họa tiết trên đồng xu nghĩa là ta-lông lốp đã bị mòn quá mức cho phép. Như vậy, đã đến lúc cần phải thay lốp mới.

Hiện nay, nhiều loại lốp được tích hợp các thanh sơn màu giữa ta-lông lốp. Khi lốp bị mòn, các thanh sơn màu sẽ xuất hiện rõ ràng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm nhận thời điểm cần thay lốp trong quá trình lái xe. Chỉ cần chịu khó để ý một chút, bạn sẽ biết.

Bước 3: Xác định loại lốp phù hợp với xe

Trên lốp có những chữ cái và số tưởng như ngẫu nhiên nhưng thực ra lại đóng vai trò rất quan trọng. Chúng sẽ cho bạn biết xe của mình đang sử dụng loại lốp nào. Ví dụ, một chiếc lốp có thể đi kèm dòng P215/65 R15 95H và bạn có thể hiểu như sau.

P ám chỉ đây là loại lốp dùng cho xe du lịch. Ngoài ra, còn có một số loại khác như LT (Light Truck) dùng cho xe bán tải hoặc tải hạng nhẹ. T (Temporary) là lốp thay thế tạm thời.

215 là chiều rộng của lốp, tính bằng đơn vị mm. Đây là chiều rộng lốp được đo từ vách này tới vách kia.

65 là tỷ lệ mặt cắt của lốp. Nói cách khác, đây là tỷ lệ giữa chiều rộng và bề dày của lốp. Trong trường hợp này, bề dày bằng 65% chiều rộng lốp.

R là ký hiệu dành cho loại lốp tâm ngang, được sử dụng cho xe chạy ở tốc độ cao. Đây là ký hiệu ám chỉ cấu trúc của lốp. Ngoài R, còn có B, D hoặc E nhưng khá hiếm trên thị trường.

15 là đường kính của la-zăng, tính theo đơn vị inch.

95 là tải trọng giới hạn của lốp. Trong đó, 95 tương ứng với tải trọng mà lốp có thể chịu được. Thông thường, tải trọng của lốp được ký hiệu từ 75-105, tương ứng với tải trọng 380-925 kg.

H là giới hạn tốc độ tối đa mà lốp có thể hoạt động bình thường. H tương ứng với tốc độ tối đa 210 km/h. Ngoài ra, còn có các ký hiệu F, G, J, K, L, M, N, P tương ứng với tốc độ tối đa 160, 170, 180, 190, 200, 210, 240 và trên 240 km/h.

Nếu chỉ thay 1 lốp cho xe, hãy đảm bảo những thông số của lốp mới phù hợp với những chiếc còn lại.

Bước 4: Cân nhắc đến điều kiện đường sá mà bạn hay đi

Nếu thường xuyên phải lái xe trong điều kiện thời tiết xấu, bạn hãy mua loại lốp 4 mùa dành cho cả năm. Trong trường hợp bạn phải lái xe hàng ngày, hãy chọn loại lốp có tuổi thọ cao và không bị ăn mòn nhanh.

Lốp mùa hè trên Hyundai Sonata.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trang bị nhiều loại lốp cho xe trong từng giai đoạn, dựa theo mùa và thời tiết. Ví dụ như lốp mùa hè và mùa đông để thay thế theo từng giai đoạn trong năm.

Bước 5: So sánh tuổi thọ ta-lông giữa các loại lốp trước khi chọn

Chỉ số cho thấy chất lượng lốp rõ ràng nhất chính là tuổi thọ ta-lông. Nhìn vào tuổi thọ ta-lông, bạn có thể biết độ bền và cân bằng của lốp.

Mỗi công ty lốp có kiểu thiết kế ta-lông lốp khác nhau. Tuy nhiên, chất lượng thì khá tương đồng. Do đó, điều bạn cần xem xét chính là tuổi thọ ta-lông lốp.

Thêm vào đó, giới hạn tốc độ của lốp cũng là một yếu tố quan trọng. Một số loại lốp được thiết kế để đạt tốc độ cao hơn. Vì vậy, hãy chọn loại lốp phù hợp với tốc độ của xe cũng như khu vực nơi bạn sinh sống.

Khám phá bảng táp-lô của Renault

Trong năm 2010, thương hiệu xe Renault đến từ Pháp đã chính thức có mặt tại Việt Nam bằng sự hiện diện của showroom chính hãng tại Lê Văn Lương, Hà Nội. Đơn vị nhập khẩu và phân phối chính thức xe Renault tại thị trường nước nhà là công ty Auto Motors Việt Nam (AMV).

Bằng cách tìm hiểu các nút bấm và tính năng trên bảng táp-lô, người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ bớt bỡ ngỡ khi ngồi sau vô-lăng xe Renault.

Hiện nay, Renault đang phân phối 3 mẫu xe tại thị trường Việt Nam, bao gồm Koleos, Latitude và Megane. Kể từ năm 2010 đến nay, thương hiệu Renault đã dần được nhiều người tiêu dùng Việt Nam biết đến.

Do đó, AutoPro quyết định giới thiệu kỹ hơn về các nút bấm và tính năng trên bảng táp-lô của dòng xe Renault tại Việt Nam. Thông qua bài viết, AutoPro hi vọng người tiêu dùng Việt Nam sẽ bớt bỡ ngỡ khi ngồi sau vô-lăng của những chiếc xe Renault.

Bảng táp-lô của xe Renault có 13 nút bấm và ký hiệu chính mà người lái cần quan tâm.

Số 1 là còi và vị trí đặt túi khí người lái nằm giữa vô-lăng.

Số 2 là cụm đồng hồ.

Số 3 hoặc 6 là đèn cảnh báo dây đai an toàn dành cho hành khách phía trước. Đèn bật sáng nghĩa là hành khách ngồi trên ghế trước chưa thắt dây an toàn.

Số 3 hoặc 4 là đèn cảnh báo túi khí dành cho hành khách phía trước bị ngừng hoạt động.

Số 5 là đèn cảnh báo nguy hiểm.

Số 7 là nút bấm điều khiển phanh đỗ xe điện tử.

Số 8 là cần số.

Số 9 nút bấm của hệ thống khởi động hoặc tắt máy.

Số 10 là vị trí của hệ thống radio hoặc hộc chứa đồ.

Số 11 là nút bấm điều khiển hệ thống sưởi ấm và thông gió.

Số 12 là nút bấm của hệ thống điều khiển hành trình hoặc giới hạn tốc độ.

Số 13 là nút bấm điều khiển đóng mở nắp bình nhiên liệu.

Cụm đồng hồ

Cụm đồng hồ của xe Renault bao gồm 7 chi tiết cần biết.

Số 1 là đồng hồ đo vòng tua động cơ (vòng/phút x 1.000).

Số 2 là đồng hồ công-tơ-mét theo đơn vị km hoặc dặm/giờ.

Số 3 là đồng hồ báo nhiên liệu. Nếu xe sắp hết xăng, đèn cảnh báo số 6 sẽ bật sáng, kèm theo tiếng bíp.

Số 4 là kim chỉ nhiệt độ dung dịch làm mát động cơ.

Số 5 là màn hình hiển thị thông tin.

Số 7 là máy tính hành trình và hệ thống cảnh báo.

Ngoài ra, đối với những xe số sàn, hãng Renault sẽ bổ sung thêm tính năng báo thời điểm phù hợp để chuyển số sao cho tối ưu hóa khả năng tiết kiệm nhiên liệu.

Bên cạnh đó là đèn cảnh báo có hình cái cờ-lê. Đây là đèn cảnh báo yêu cầu bạn phải nhanh chóng mang xe đến các trung tâm dịch vụ của Renault. Nếu không, bạn có thể làm hỏng xe của mình.

Đèn cảnh báo có chữ "Stop" dùng để yêu cầu người lái dừng xe ngay lập tức để bảo vệ an toàn của bản thân nếu điều kiện giao thông cho phép. Nếu đèn này bật sáng, bạn hãy tắt máy và đừng tái khởi động. Sau đó, liên hệ ngay với trung tâm dịch vụ của Renault.

Một số xe Renault còn được trang bị hệ thống báo quãng đường đi trước khi xe cần bảo dưỡng. Hệ thống sẽ phân tích chất lượng dầu theo thời gian thực. Nếu hệ thống hiện thông báo "Service vehicle", bạn hãy mang xe đến trung tâm dịch vụ của Renault để bảo dưỡng.

Hệ dẫn động 4 bánh

Đối với những xe được trang bị hệ dẫn động 4 bánh, tùy thuộc vào điều kiện giao thông, số 1 được dùng để chọn các chế độ lái, bao gồm Auto, 2WD và 4WD Lock.

Đầu tiên là chế độ lái Auto. Đây là chế độ lái mặc định mỗi khi người điều khiển khởi động máy. Chế độ sẽ điều chỉnh mô-men xoắn trên mỗi bánh xe.

Thứ hai là chế độ 2WD. Đây là chế độ dùng 2 bánh trước để dẫn động cho xe.

Cuối cùng là chế độ 4WD Lock cho phép dùng cả 4 bánh để dẫn động. Công suất sẽ được chia đều cho cả 2 cầu trước và sau.

Hệ thống điều hòa không khí

Hệ thống điều hòa chỉnh tay và tự động có những nút bấm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, cả hai đều có 5 nút bấm cần lưu ý.

Điều hòa chỉnh tay

Nếu bạn muốn chọn nhiệt độ, xoay núm số 1.

Nhấn công tắc số 2 để kích hoạt hoặc ngừng tuần hoàn không khí.

Để điều chỉnh tốc độ thông gió, xoay núm số 3.

Núm số 4 có tác dụng thay đổi quá trình phân bổ không khí.

Công tắc số 5 được dùng để bật hoặc tắt hệ thống điều hòa.

Điều hòa tự động

Để tận dụng mọi lợi ích từ hệ thống điều hòa không khí và sưởi ấm tự động, bạn hãy chọn nhiệt độ bên trái/phải bằng cách xoay núm số 6 và 9, sau đó ấn nút 7. Lưu ý, nếu ấn 1 trong số 3 nút bấm kể trên, chế độ tự động của điều hòa sẽ bị ngắt để tùy chỉnh theo yêu cầu của bạn.

Nếu nhấn nút 7 thêm một lần nữa trong thời gian hơn 2 giây, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ dành cho hành khách khác với nhiệt độ ở ghế lái.

Nút số 8 có tác dụng bật hoặc tắt hệ thống điều hòa.

Nếu không muốn luồng khí bên ngoài thổi vào khoang hành khách, bạn có thể nhấn nút 10. Đèn cảnh báo sẽ bật sáng khi bạn nhấn nút.

Đỗ xe tự động bằng 1 nút bấm của Ford

Công nghệ này của Ford có tên là Công nghệ hỗ trợ đỗ xe hoàn chỉnh. Hiện nay nó vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm, các hoạt động như kiểm soát vô lăng, chọn số, tiến và lùi xe vẫn đang được hiệu chỉnh để người lái có thể đỗ xe chỉ bằng một lần bấm nút. Bên cạnh việc giải tỏa căng thẳng cho người lái, một lợi ích khác của hệ thống này là tự động đỗ xe vào những nơi có không gian chật hẹp, không có đủ khoảng trống để người ở trong xe mở cửa. 

Công nghệ đỗ xe tự động sẽ giúp người lái dễ dàng đỗ xe vào những nơi có không gian hẹp bằng điều khiển từ xa.

Trước xu thế xe tự động lan rộng, các nhà sản xuất xe ngày càng tập trung phát triển các hệ thống thông minh hỗ trợ người lái nhiều hơn. Trong đó hệ thống đỗ xe tự động không chỉ thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất xe hạng sang mà còn được các nhà sản xuất xe thương mại chú trọng phát triển.

Việc đỗ xe gây khó khăn với khá nhiều người, vì vậy mà Ford đang tập trung phát triển công nghệ đỗ xe tự động giúp tài xế dễ dàng đỗ xe với chỉ một lần bấm nút dù đang ngồi trong xe hoặc đứng bên ngoài xe.

Bằng những công nghệ sẵn có của Ford như hệ thống hỗ trợ đỗ xe chủ động và hộp số Powershift, hệ thống này hoàn toàn có thể tự động đỗ xe mà không cần người lái phải can thiệp. Ford cũng đã chứng minh hiệu quả của hệ thống này tại Bỉ cách đây không lâu.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Làm thế nào để ngăn lốp xe hơi bị "chết yểu"?

Những chiếc lốp không được bơm căng sẽ khiến lượng nhiên liệu tiêu thụ tăng lên. Cụ thể, áp suất lốp giảm 1 PSI thì lượng nhiên liệu tiêu thụ sẽ tăng 0,3%. Nếu bơm lốp đúng áp suất, bạn có thể tiết kiệm 0,11 USD/3,7 lít nhiên liệu.

Thường xuyên kiểm tra áp suất theo tháng, đảo lốp và đo độ sâu của ta-lông là những gì bạn cần làm để ngăn lốp xe hơi "chết yểu".

Có thể nói, lốp là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên xe hơi. Lốp chính là "cầu nối" giữa xe hơi và mặt đường. Lốp chịu trách nhiệm cho cách mà xe của bạn tăng tốc, lượn lách và phanh.

Tuy nhiên, nhiều người lại ít khi để ý tới lốp xe và biết cách chăm sóc đúng để kéo dài tuổi thọ của chúng. Nếu người sử dụng không biết chăm sóc đúng cách, lốp sẽ nhanh chóng bị mòn, từ đó "chết yểu" đồng thời ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn và gia đình cũng như gây hao tốn tiền bạc.

Theo Cơ quan An toàn Giao thông Đường bộ Mỹ (NHTSA), mỗi năm có 200 người tử vong vì 11.000 vụ tai nạn giao thông liên quan đến lốp mòn tại Hoa Kỳ. Trong khi đó, chỉ có 19% người dân Mỹ biết kiểm tra và bơm lốp đúng cách.

Do đó, với sự hỗ trợ của Bộ Giao thông Mỹ, NHTSA đã quyết định thực hiện một chiến dịch an toàn để nâng cao nhận thức của người dân về tâm quan trọng của việc chăm sóc lốp xe đúng cách. Được gọi bằng cái tên TireWise, chiến dịch của NHTSA nhắm đến mục tiêu ngăn cản số người tử vong vì những vụ tai nạn giao thông liên quan đến lốp mòn.

Theo NHTSA, có 3 điều mà người sử dụng xe nên thường xuyên áp dụng để lốp không "chết yểu". Thứ nhất là kiểm tra áp suất lốp thường xuyên bằng thiết bị chuyên dụng.

NHTSA cho biết, nhiều mẫu xe được sản xuất sau năm 2007 có hệ thống giám sát áp suất lốp. Hệ thống sẽ cảnh báo người lái khi áp suất lốp giảm xuống mức thấp. Do đó, người lái cần để ý đến cảnh báo của hệ thống.

Ngoài ra, cứ 4 xe thì có 1 chiếc có ít nhất 1 lốp bị xẹp hơi. Áp suất lốp xe sẽ giảm 1 PSI/tháng. Vì thế, bạn hãy kiểm tra lốp thường xuyên theo chu kỳ hàng tháng để xem có chiếc nào bị xẹp hơi hay không. Ngoài ra, còn nên để ý xem lốp có bị cắt hay trầy không. Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cũng là những yếu tố khiến lốp xe bị xẹp hơi.

Thứ hai là đảo vị trí trong 4 lốp xe. Trong đó, 2 lốp sau thường bị mòn nhanh hơn. Làm như vậy không chỉ an toàn mà còn giúp bạn cắt giảm chi phí thay mới. NHTSA khuyên người sử dụng xe nên đảo lốp sau mỗi 5.000 - 8.000 dặm, tương đương 8.000 - 12.870 km.

Thứ ba là kiểm tra độ sâu của ta-lông lốp. Bạn có thể dùng đồng xu để kiểm tra ta-lông lốp. Nếu đồng xu ngập sâu nghĩa là ta-lông còn tốt và lốp chưa bị mòn nhiều.

Tư vấn giao thông: Chú ý biển cấm xe ôtô rẽ trái ở cửa ra Times City

Để đảm bảo an toàn giao thông và tránh ùn tắc tại ngã ba Minh Khai - cửa ra Times City, cơ quan chức năng đã cho đặt một biển báo cấm ôtô rẽ trái từ Times City ra. Như vậy, khi muốn đi về hướng Kim Ngưu - Tam Trinh, người lái ôtô cần rẽ phải và đi vòng dưới chân cầu Vĩnh Tuy để có thể quay đầu.

Nhiều người lái đã vô tình không để ý biển cấm ôtô rẽ trái tại cửa ra của Times City dẫn đến vi phạm luật giao thông.

Một xe taxi đã rẽ trái khi đi ra từ Times City và vi phạm luật giao thông đường bộ.

Những người lái không thường xuyên ra vào Times City có thể không để ý đến biển cấm ôtô rẽ trái tại đây và vi phạm luật.

Tuy nhiên, nhiều người lái khi đi từ Times City ra ngoài đã không để ý tới biển báo cấm này dẫn đến việc vi phạm luật giao thông và gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác. Với lỗi này, người lái ôtô có thể sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt với mức 100.000-200.000 VNĐ theo điểm a khoản 1 điều 5 của nghị định 171/2013/NĐ-CP.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

Ý nghĩa các loại đèn thông dụng trên bảng táp-lô Toyota

Có thể nói, Toyota là một trong những nhãn hiệu xe phổ biến và được ưa chuộng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, dù đã từng tiếp xúc, nhiều người lái chắc chắn cũng chưa hiểu hết ý nghĩa các loại đèn báo trên bảng táp-lô của xe Toyota. Do đó, việc tìm hiểu ý nghĩa của các loại đèn cảnh báo trên bảng táp-lô xe Toyota chẳng bao giờ là thừa.

Việc tìm hiểu ý nghĩa của các loại đèn cảnh báo trên bảng táp-lô xe phổ biến như Toyota chẳng bao giờ là thừa.

Những đèn cảnh báo được nếu dưới đây đều là loại thông dụng và thường gặp trên các mẫu xe Toyota phổ biến. Có thể sẽ thiếu một số biểu tượng dành cho các mẫu xe Toyota cụ thể nào đó.

Ý nghĩa các loại đèn thông dụng trên bảng táp-lô xe Toyota 1

1. Đèn cảnh báo túi khí

Đây là đèn cảnh báo lỗi liên quan đến hệ thống túi khí. Nếu nhìn thấy đèn này bật sáng, bạn nên mang xe đến cơ sở tin tưởng để kiểm tra hệ thống túi khí của xe ngay lập tức. Ngoài ra, đèn cũng có thể bật sáng khi người lái ngắt một hoặc nhiều túi khí.

2. Đèn cảnh báo hệ thống chống bó cứng phanh

Đèn sẽ bật sáng khi hệ thống chống bó cứng phanh bị lỗi hoặc cảm ứng cần được thay mới. Ngoài ra, đèn cũng báo hiệu một trong các cảm ứng bị bám quá nhiều bụi bẩn. Nếu "đốt lốp" bằng xe Toyota và dừng lại trong thời gian ngắn đủ để lừa hệ thống ABS, đèn cảnh báo cũng sẽ bật sáng. Cuối cùng, đèn báo hiệu tình trạng bánh quay tự do khi xe của bạn bị kẹt trong bùn.

3. Đèn cảnh báo động cơ

Đây có lẽ là loại đèn cảnh báo đáng sợ nhất trên bảng táp-lô của xe Toyota. Khi nhìn thấy đèn này bật sáng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chuyện động cơ bị hỏng. Tuy nhiên, không phải lúc nào đèn cảnh báo động cơ bật sáng cũng đồng nghĩa với hỏng hóc.

Trên thực tế, đèn này có thể báo hiệu một cảm ứng bị hỏng nên động cơ không ở trong trạng thái tốt nhất và phát thải nhiều khí độc hại hơn bình thường. Bạn chỉ nên lo lắng khi động cơ phát ra tiếng kêu lạ hoặc bị ngắt. Dù sao, khi thấy đèn cảnh báo động cơ bật sáng, bạn cũng nên đưa xe Toyota đến cơ sở kiểm tra uy tín.

4. Đèn cảnh báo áp suất dầu

Về cơ bản, nếu đèn này bật sáng nghĩa là áp suất dầu trong động cơ quá cao hoặc thấp. Do đó, bạn nên kiểm tra áp suất dầu trước khi tiếp tục sử dụng xe.

Bên cạnh đó, đèn cũng có tác dụng báo tình trạng hỏng hóc của bơm dầu hoặc ống nạp bị tắc nghẽn. Dầu với độ nhớt không phù hợp là một nguyên nhân khác khiến đèn cảnh báo bật sáng.

5. Đèn cảnh báo nhiệt độ chất làm mát động cơ ở mức thấp

Đây là đèn báo hiệu chất làm mát trong động cơ quá lạnh. Nếu đèn tiếp tục bật sáng sau khi xe chạy thêm vài km, bạn cần đến cơ sở kiểm tra. Tất nhiên, bạn không cần đưa gấp xe đi kiểm tra. Chỉ có điều, khi nhiệt độ động cơ không ở mức tối ưu, xe sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu và thải ra lượng khí CO2 cao hơn.

6. Đèn cảnh báo đèn pha chiếu sáng kém

Khi đèn pha ở trong tình trạng chiếu sáng kém, đèn cảnh báo sẽ bật sáng. Ngoài ra, đèn cũng báo hiệu dải đèn chiếu sáng ban ngày đang bật. Nếu bên cạnh biểu tượng đèn có thêm dấu chấm than, bạn nên kiểm tra hệ thống đèn pha vì có thể 1 hoặc nhiều bóng đèn đã bị hỏng.

7. Đèn báo hiệu thời điểm bảo dưỡng xe

Tác dụng của đèn là thông báo cho người lái biết thời điểm cần phải thay dầu hoặc bộ lọc dầu như một phần trong chương trình bảo dưỡng thường xuyên. Nếu xe Toyota của bạn có màn hình đa thông tin, hệ thống sẽ gửi tin nhắn thông báo trước thời điểm đèn bật sáng.

8 và 27. Đèn cảnh báo hết dầu bôi trơn cần gạt nước kính chắn gió

Nhìn thấy đèn này, bạn nên nghĩ đến chuyện đổ thêm dầu bôi trơn cho cần gạt nước kính chắn gió.

9 và 28. Đèn cảnh báo nhiên liệu

Nếu thanh cuối cùng trên đèn cảnh báo nhấp nháy hoặc bật sáng, bạn nên đưa xe đến cây xăng để nạp nhiên liệu.

10 và 37. Đèn cảnh báo trợ lực lái điện tử

Đây là đèn báo lỗi cho hệ thống trợ lực lái điện tử. Không có gì quá nguy hiểm nếu bạn chưa kiểm tra hệ thống trợ lực lái điện tử ngay lập tức. Chỉ có điều, vô-lăng sẽ tạo cảm giác nặng như bạn đang lái một chiếc xe ra đời vào thập niên '50.

11. Đèn cảnh báo cửa mở

Khi đèn này bật sáng có nghĩa là một hay nhiều cửa trên xe của bạn đang mở hoặc chưa được đóng chặt.

12. Đèn báo phanh đỗ xe

Đây là đèn báo hiệu bạn sử dụng phanh đỗ xe. Nếu bạn không còn sử dụng phanh đỗ xe nữa mà đèn vẫn bật sáng, hãy nghĩ đến lỗi kỹ thuật. Bạn nên kiểm tra hệ thống phanh để xem đĩa hoặc má phanh có cần thay mới hay không.

13 và 23. Đèn cảnh báo nhiệt độ chất làm mát

Đèn này có nghĩa đơn giản là động cơ ở trong tình trạng quá nóng. Hãy dừng xe ngay lập tức và gọi thợ đến hoặc kéo xe tới trung tâm dịch vụ. Nếu bạn khởi động xe trong thời tiết giá lạnh, đèn có thể chỉ báo hiệu tình trạng đoản mạch, cảm ứng kém hoặc lỗi máy tính. Dù sao cũng nên đưa xe đến trung tâm dịch vụ để kiểm tra kỹ càng.

14. Đèn báo đèn sương mù

Tác dụng của đèn là báo hiệu đèn sương mù trên chiếc Toyota của bạn đang bật sáng.

15. Đèn báo đèn đỗ xe

Đây là đèn báo cho bạn biết đèn đỗ xe đang bật sáng.

16. Đèn báo đèn pha chiếu sáng mạnh

Đèn sẽ bật sáng để báo hiệu hệ thống đèn pha đang ở chế độ chiếu sáng mạnh. Hãy chú ý vì ánh sáng đèn có thể ảnh hưởng đến những người đi ngược chiều với bạn vào ban đêm.

17. Đèn báo xi-nhan

Đây là đèn báo bạn đang bật đèn xi-nhan.

18. Đèn cảnh báo ắc-quy

Chủ yếu được dùng để báo hiệu cho bạn biết ắc-quy của xe không được nạp đúng cách hay hết điện.

19. Đèn cảnh báo dây đai an toàn

Đây là đèn nhắc nhở người lái hoặc hành khách cần thắt dây an toàn.

20. Đèn cảnh báo hộp số

Đèn cho biết hộp số trên xe của bạn bị lỗi. Thông thường, đèn sẽ báo tình trạng hộp số tự động không thực hiện được một nhiệm vụ định sẵn nào đó. Bạn không nên tiếp tục sử dụng xe nếu đèn cảnh báo hộp số bật sáng.

21. Đèn cảnh báo có nước trong bộ lọc nhiên liệu

Nếu đèn này bật sáng nghĩa là nước đã lọt vào bộ lọc nhiên liệu của xe. Đừng quá lo lắng khi thấy đèn bật sáng trong lúc bạn đang lái xe. Tất nhiên, bạn nên nhanh chóng đưa xe đến trung tâm dịch vụ để loại bỏ nước trong bộ lọc nhiên liệu.

22. Đèn báo bugi sấy nóng

Khi trời lạnh mà đèn này bật sáng, bạn nên hiểu là bugi sấy nóng trong động cơ đang làm tăng nhiệt độ buồng đốt. Đừng khởi động máy cho đến khi đèn báo bugi sấy nóng tắt. Nếu đèn bật sáng trong một thời gian dài nghĩa là bugi sấy nóng bị hỏng.

24. Đèn cảnh báo dừng xe

Nếu đèn chỉ nhấp nháy khi bạn khởi động xe thì không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu đèn tiếp tục bật sáng khi bạn đang lái xe, cộng thêm đèn số 13 và 5 cùng bật sáng, bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài dừng lại.

25. Đèn báo hệ thống điều khiển hành trình

Đây là đèn báo hiệu hệ thống điều khiển hành trình đang hoạt động. Bạn có thể tắt hệ thống điều khiển hành trình chỉ bằng cách đơn giản là nhấn bàn đạp phanh.

26. Đèn báo vị trí số xe

Nhìn vào đèn này, bạn có thể biết xe đang chạy với số nào.

29. Đèn cảnh báo hệ thống điều chỉnh lực bám hoặc cân bằng điện tử

Nếu đèn này bật sáng nghĩa là hệ thống điều chỉnh lực bám hoặc cân bằng điện tử bị lỗi. Nếu hệ thống phanh vẫn hoạt động bình thường, bạn có thể tiếp tục lái xe. Tuy nhiên, vì hệ thống cân bằng điện tử bị lỗi nên bạn cần cẩn thận hơn khi lái xe.

30. Đèn cảnh báo áp suất lốp

Đèn này có tác dụng báo hiệu áp suất lốp quá cao hoặc thấp. Ngoài ra, đèn còn cho bạn biết một hoặc nhiều lốp xe đã bị thủng.

31. Đèn báo tắt hệ thống điều chỉnh lực bám

Đây là đèn thông báo bạn đã ngắt hệ thống điều chỉnh lực bám trên xe.

32. Đèn báo xe bị trượt

Loại đèn này sẽ bật sáng khi xe chạy trên đường trơn ướt hoặc bùn lầy. Đèn cho biết xe của bạn bị trượt và hệ thống điều chỉnh lực bám đang hoạt động.

33. Đèn báo tắt hệ thống vượt tốc

Đây là đèn thông báo tình trạng tắt hệ thống vượt tốc của xe.

34. Đèn cảnh báo nhiệt độ dầu hộp số tự động

Khi nhiệt độ dầu hộp số ở mức cao hơn bình thường, đèn cảnh báo sẽ bật sáng. Lúc đó, bạn nên giảm tốc hoặc dừng xe lại để chờ dầu nguội bớt. Hãy mang xe đi kiểm tra nếu đèn cảnh báo nhiệt độ dầu hộp số thường xuyên bật trong một thời gian dài.

35. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống hỗ trợ duy trì làn đường

Nếu hệ thống hỗ trợ duy trì làn đường trên xe của bạn bị lỗi, đèn sẽ bật sáng lên. Khi nhìn thấy đèn này sáng, bạn đừng bỏ tay ra khỏi vô-lăng xe.

36. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống chiếu sáng thích ứng phía trước

Đây là đèn báo hệ thống tự động thay đổi luồng sáng cao thấp của đèn pha bị lỗi.

38. Đèn báo lỗi hệ thống cảnh báo va chạm sớm

Đèn sẽ cho bạn biết hệ thống hỗ trợ tránh va chạm trực diện trên xe của bạn đã bị lỗi. Hãy lái xe cẩn thận và đến trung tâm dịch vụ để giải quyết lỗi.

39. Đèn báo phanh đỗ xe

Đèn sẽ bật sáng khi bạn gài phanh đỗ xe.

40. Đèn báo chế độ lái xe tiết kiệm nhiên liệu

Khi bạn chọn sang chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu và thải ít khí CO2, đèn này sẽ bật sáng.